Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép. Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh thường  phải nằm im một chỗ không di chuyển được vì rất đau đớn.  Dưới đây là một số biểu hiện và triệu chứng ban đầu cho thấy bạn có thể bị bệnh thoát vị đĩa đệm.

CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Triệu chứng đau
Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.

2. Triệu chứng tê bì
Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt
Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.

Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.

Điều trị thoát vị đĩa đệm
Về điều trị, ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân cần áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp. Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người… Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, dãn cơ hoặc tiêm corticoid tại chỗ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo