Điều trị cứng khớp gối, khớp ngón tay, vai

Cứng khớp ngón tay, gối và vai ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, một số trường hợp có thể mất khả năng vận động nếu không can thiệp chữa trị. Điều trị cứng khớp gối, khớp ngón tay, vai đúng cách cần thực hiện theo các hướng dẫn sau để khôi phục chức năng xương khớp và tránh những hậu quả không đáng có.

Triệu chứng cứng khớp

Đau nhức, tê buốt, sưng tấy khớp xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là triệu chứng cứng khớp nhiều bệnh nhân gặp phải. Chúng có thể biến mất sau các động tác vận động nhẹ nhàng nhưng lại rất dễ tái diễn vào những ngày sau đó. Tùy từng trường hợp cụ thể, vị trí cứng khớp có thể là khớp gối, ngón tay hay vai mà các biểu hiện cũng dễ dàng nhận biết:

– Cứng khớp gối: Chân cứng mỏi, không thể đứng thẳng cũng không thể gập lại được.

– Cứng khớp ngón tay: Các ngón tay mất đi sự linh hoạt khi co duỗi, việc cầm nắm cũng trở nên khó khăn hơn.

– Cứng khớp vai: Vùng vai gáy đau mỏi khiến động tác cúi gập người, xoay người khó thực hiện được,…

dieu-tri-cung-khop-goi-khop-ngon-tay-vai

Triệu chứng cứng khớp ảnh hưởng lớn đến vận động

Nguyên nhân gây cứng khớp gối, khớp ngón tay và vai

Cứng khớp nói chung có thể gặp ở nhiều đối tượng, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này:

– Thường gặp phải ở những người phải nẹp hay bó bột lâu ngày mà không điều trị vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng đúng cách.

– Các chấn thương lao động, tai nạn làm các gân bị đứt, gãy xương, vỡ xương, trật khớp,… hay gặp phải nhất.

– Xơ cứng cơ tứ đầu do tiêm thuốc, dùng nhiều kháng sinh hoặc có thể do bẩm sinh.

– Các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Cách điều trị chứng cứng khớp hiệu quả

Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh được chỉ định cách điều trị khác nhau. Một số cách chữa trị cứng khớp thường được áp dụng là:

– Dùng thuốc: Với các trường hợp cứng khớp do quá trình thoái hóa, chức năng xương khớp trở nên kém linh hoạt bạn có thể dùng một số loại thuốc bổ sung hàm lượng cao acid Hyaluronic. Loại thuốc này giúp tăng cường dịch khớp, chức năng sụn khớp được phục hồi, được bôi trơn,… vì thế các hoạt động khớp trở nên nhịp nhàng và mềm dẻo hơn. Chúng cũng rất hữu ích để phòng ngừa và ngăn chặn chứng khô khớp, cứng khớp.

– Vật lý trị liệu:

+ Dùng nhiệt: Dùng các túi chườm nóng bôi lên vùng khớp bị cứng để giảm đau và khắc phục những khó chịu bệnh gây ra.

+ Xoa bóp: Dùng tay xoa nắn, bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy, vùng quanh khớp thường xuyên và chú ý đặc biệt vào lúc ngủ dậy. Tuyệt đối không dùng dầu nóng hoặc cồn xoa bóp vì chúng có thể gây xơ cứng và vôi hóa cạnh khớp.

+ Tập luyện: Khớp sau chấn thương hoặc sau khi nẹp, bó bột dễ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp cũng bị co và bao hoạt dịch tăng sinh mỡ, sụn ngày càng mỏng đi. Do vậy, việc phục hồi chức năng vận động bằng việc cử động khớp hay đi lại nhẹ nhàng rất cần thiết. Nên tập với cường độ nhẹ rồi tăng dần, tránh tập luyện quá sức và duy trì thực hiện thường xuyên hàng ngày.

dieu-tri-cung-khop-goi-khop-ngon-tay-vai1

Tập luyện thể dục điều trị cứng khớp hiệu quả

– Phẫu thuật:

Bệnh nhân bị cứng khớp đã áp dụng 2 cách trên nhưng triệu chứng vẫn không được cải thiện thì cần thiếp áp dụng phẫu thuật giãn cơ tứ đầu hay giải xơ dính vùng quanh khớp gối. Phương pháp điều trị này cần được cân nhắc kỹ càng bởi chúng có thể gây ra các biến chứng.

Khi bị cứng khớp, tốt nhất bạn hãy thăm khám kịp thời để được điều trị hiệu quả nhất, đảm bảo chức năng xương khớp được “vận hành” trơn tru.

XEM THÊM :

>>> Điều trị bệnh viêm đau thoái hóa khớp gối bằng thuốc Đông y Đỗ Minh

Bình luận

  1. Lê tuấn anh says: Trả lời

    Cháu bị cứng khớp gối vì bị tại nạn xe,đóng đinh đuợc 4năm mới tháo đinh nên khớp gối không gập vào được,vậy cháu xin bác giúp..cháu phải làm sao để gập khớp gối vào được ạ..cháu cảm ơn ạ..

  2. Lê trọng tấn says: Trả lời

    Cháu bị cứng khớp gói 2 năm do bị tai nạn giao thông và nẹp vít nên không đi lại được, và bay giờ hết bệnh nhưng không thể nào gập khớp gối vào được, bây giờ cháu phải làm sao xin được hướng dẫn

  3. Văn Hòa says: Trả lời

    bạn bị giống mình rồi trước mình điều trị nhiều phương pháp không hết cứng được sau phải chuyển sang điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh và kết hợp làm xoa bóp châm cứu day ấn huyệt ở đó mấy tháng liền mới đỡ cứng đó bạn .
    http://www.chuatribenhviemkhop.com/bai-thuoc-cua-dong-ho-minh-chua-benh-xuong-khop-hieu-qua-khong.html

  4. Nhung Hồng says: Trả lời

    bệnh này thì đúng là chỉ có cách điều trị bằng phương pháp đông y như bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh dần dần cộng với tập luyện thêm thôi .

  5. Trúc Mai says: Trả lời

    làm ơn cho tôi xin địa chỉ và sđt ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh với nhé cả nhà ?

  6. Bùi Quang Minh says: Trả lời

    địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đây nhé mọi người .
    địa chỉ : số 37a ngõ 97 – Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
    Số Điện Thoại ; 0963 302 349 – 024 62 536 649

  7. Trần Thanh Thủy says: Trả lời

    tôi ở đồng tháp muốn mua thuốc phải đăng ký làm sao nè bác sĩ có gửi thuốc về cho tôi được không ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo