6 lưu ý bảo vệ khớp gối bị viêm đau

Khớp gối là một khớp phức tạp, và chịu áp lực nhiều nhất cả trọng cơ thể dồn xuống khớp gối. Nên đây cũng giải thích vì sao lại dễ bị thoái hoá, hoặc viêm, đau khớp gối là như vậy. Vì vậy nếu bạn muốn gối của mình luôn hoạt động tốt kể cả khi về già thì ngay bây giờ bạn cần có biện pháp tăng cường bảo vệ. Dưới đây là những việc làm cần tránh khi khớp gối bị viêm đau.
6 LƯU Ý BẢO VỆ KHỚP GỐI BỊ VIÊM ĐAU
Lưu ý bảo vệ khớp gối bị viêm đau 

1. Xem nhẹ các cơn đau đầu gối

Thật là khó để nhận biết đâu chỉ là một đau thông thường, còn đâu là một cơn đau nghiêm trọng hơn. có một nguyên tắc nhỏ để bạn nhận biết là nếu cơn đau đầu gối làm giới hạn khả năng làm những việc thông thường mà bạn hay làm, thì đó là lúc bạn cần phải có cuộc kiểm tra với bác sĩ.

2. Thừa cân, béo phì

Trọng lượng thừa trên cơ thể làm tăng thêm những áp lực lên đầu gối và cũng làm tăng nguy cơ của chứng viêm khớp gối, một hình thức phổ biến của viêm khớp làm mòn sụn đầu gối.

3. Không nghỉ ngơi và phục hồi khi chấn thương

Nếu bị thương, nên cho đầu gối của bạn được nghỉ ngơi và phục hồi cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và điều trị, hãy dành từ hai tuần đến vài tháng để đầu gối có thời gian phục hồi.

4. Không quan tâm đến dây chằng trước

Dây chằng trước là một trong các dây chằng thường dễ bị tổn thương nhất ở đầu gối, nguy cơ càng cao hơn trong các môn thể thao như bóng đá và bóng rổ.
Tuy nhiên, so với phụ nữ thì nam giới ít có nguy cơ tổn thương dây chằng trước hơn từ hai đến tám lần. Hãy tìm hiểu thông qua người huấn luyện về những gì bạn có thể làm để tránh loại chấn thương này.

5. Bắt khớp gối hoạt động quá nhiều

Đừng quá nhiệt tình với tập luyện, từ từ thêm cường độ hoặc tăng thời gian cho chế độ tập luyện của bạn để cho cơ thể thời gian để điều chỉnh.

6. Không quan tâm đến các cơ xung quanh đầu gối

Bệnh viện Mayo cho biết cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt là một nguyên nhân chính của chấn thương đầu gối. Để tránh điều này đề nghị tăng cường sức mạnh cho cơ bốn đầu và cơ gân kheo với các bài tập như duỗi chân mở rộng đầu gối, dây chằng chéo trước, tập chân và căng dãn cơ.
Theo Sống khỏe mỗi ngày

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo