Bệnh gai khớp gối
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương : xương đùi, xương chày và xương bánh chè. . Ngoài ra khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẻ giữa hai đầu xương rất trơn và không có ma sát. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối, giúp cho chúng ta dễ dàng vận động.
Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất cơ thể. Là khớp có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể vì vậy khớp gối dễ bị gai và gây đau đớn cho người bệnh. Khi bị gai khớp gối sẽ ảnh hướng đến sinh hoạt cũng như lao động, nếu nghiêm trọng còn dẫn tới nhiều bệnh khác như: thoai hoa khop gối , viêm khớp gối….
BỆNH GAI KHỚP GỐI
Sự hình thành của gai khớp gối
Khoảng 30 tuổi trở đi sụn khớp (trong đó chứa chủ yếu là collagen type 2) bắt đầu bị thoái hóa. Quá trình thoái hóa này ban đầu rất âm thầm nên không ai để ý.
Phụ nữ mang thai, nuôi con, người béo phì, tiểu đường, buồng trứng “lên lão”, hormone suy giảm… đều là yếu tố thúc đẩy sụn khớp thoái hóa nhanh hơn.
Sụn bị ăn mòn, bề mặt trở nên lởm chởm, khi cử động sẽ nghe tiếng lạo xạo. Cơ thể phản ứng lại bằng cách mang can-xi đến đắp vào. Nhưng can-xi làm sao “vá” sụn được nên chúng tụ lại thành những cái ụ nhỏ mà chụp X-quang bác sĩ gọi là “gai”.
Khớp gối sưng do dâu?
Có nhiều người bị sưng khớp gối đến không đi lại được. Đó là tình trạng thoái hóa đi kèm với viem khop , mà gốc rễ là do sụn khớp bị hư tổn nhiều. Sụn khớp như một lớp đệm, trắng, trong như pha lê, vừa giúp khớp vận động trơn tru, vừa bảo vệ đầu xương. Sụn khớp đặc biệt không có mạch máu nuôi mà nó nhận chất dinh dưỡng của dịch khớp nằm ở trong màng bao khớp, hay còn gọi là bao hoạt dịch.
Khi sụn khớp không còn thời kỳ “con gái mơn mởn” mà bắt đầu… “xuống sắc” mới có chuyện. Bề mặt sụn khớp lồi lõm, các gai xương xuất hiện làm màng hoạt dịch bị viêm, tiết ra nhiều dịch chứa đầy khớp khiến khớp gối sưng tướng lên và khổ chủ chỉ còn một cách là nằm trên giường mà… khóc.
Cách chữa trị bệnh gai khớp gối.
Lâu nay chúng ta có nhiều cách như: bên trong uống thuốc giảm đau, bên ngoài xoa bóp, chườm nóng, rồi còn chích vào khớp. Hiện đại hơn là nội soi khớp, mài những chỗ lớm khởm của sụn, cắt những cái “gai”, ghép sụn lành vào chỗ bị “ăn mòn”… đều là những biện pháp tích cực. Ai bị nặng đến mức không đi được thì lên bàn mổ, đục khớp, thay bằng khớp nhân tạo.
Tuy nhiên, có một cách mà các bạn trẻ nên lưu tâm: khi bạn 30 tuổi cũng là lúc nên nghĩ đến việc chăm sóc sụn khớp để phòng ngừa thoái hóa. Có thể làm chậm quá trình thoái hóa này bằng việc bổ sung UC-II (collagen type 2 không biến tính) cho khớp. Còn các anh chị đã “lỡ” đau khớp gối cũng nên dùng UC-II bởi cái đau chỉ cho bạn là khớp đang bị mất collagen và thoái hóa từng ngày. Nếu bạn bị loãng xương thì dùng kèm can-xi, vitamin D. Chế độ ăn cần hạn chế muối, đường, dầu mỡ và tập luyện thường xuyên để khớp dẻo dai.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!