Bệnh khớp trở nặng ngày mưa

Những người bị bệnh xương khớp thường gặp phải những cơn đau trầm trọng khi tới mùa mưa hay lạnh, hay  độ ẩm cao kết hợp với áp suất khí quyển thấp làm gia tăng những cơn đau và gây sưng khớp. Bên cạnh đó, nhiệt độ thay đổi làm tăng sự đơ cứng của khớp. Vậy khi bị bệnh xương khớp  thì nên thì làm gì để bệnh không trở nặng hơn về những ngày mưa. 

BỆNH KHỚP TRỞ NẶNG NGÀY MƯA
Bệnh khớp trở nên nặng hơn ngày mưa 

Nghiên cứu về vấn đề này

Nhiều nghiên cứu được mở ra để chứng thực về tình trạng bệnh này và mùa mưa người ta nhận thấy rằng có một mối liên hệ trực tiếp giữa áp  suất thấp, nhiệt độ thấp và đau khớp. Các nhà khoa học gây viêm mạn tính lên chân của chuột tương tự như đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp. Khi chúng được đặt trong môi trường áp suất thấp và nhiệt độ thấp, những biểu hiện của triệu chứng đau khớp chân trở nên rõ rệt, trong khi điều đó không được ghi nhận trong nhóm đối chứng.
Trong một nghiên cứu khác, người ta so sánh các bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp với nhóm khỏe mạnh. Kết quả là các bệnh nhân thoái hóa khớp cảm thấy cơn đau ở khớp tăng lên khi áp suất không khí giảm xuống, trong khi ở nhóm viêm khớp dạng thấp chịu ảnh hưởng trước nhiệt độ thấp.

Bảo vệ sụn khớp trước thời tiết

Để phòng ngừa khớp thoái hóa, cần chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn. Theo đó, ngay khi còn trẻ nên tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, uống nhiều nước, giảm muối, đường, mỡ… Không nên vội vã dùng thuốc giảm đau tức thời, bởi thuốc giảm đau chỉ chữa phần ngọn và để lại những tác dụng phụ không mong muốn trên gan, thận, tim, dạ dày…
Đồng thời, con người cần tiếp sức cho cơ thể bằng cách bổ sung các dưỡng chất sinh học như UC-II với tác dụng nuôi dưỡng sụn, tái tạo những hư hỏng trong ổ sụn, từ đó cải thiện chức năng khớp.
Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y để chữa trị là ưu tiên số 1 vì cho hiệu quả lâu dài, không tái phát mà rất an toàn cho dạ dày và thận. Thuốc Đông y đi vào điều trị từ căn nguyên của bệnh giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh đi lại dễ dàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo