Cần thận trọng viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh do thoái hoá cơ, xương, khớp. Trong cơ thể mỗi người mỗi khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch. Tuy nhiên theo thời gian cộng với nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như:  do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng. Những sự thay đổi này làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động. Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối… Vì bệnh có thể tác động nhiều tới cơ thể người bệnh nên việc hiểu biết đúng kiến thức về bệnh này là một việc làm cần thiết dành cho tất cả mọi người, nhất là đối với những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Dưới đây là những thông tin chi tiết về căn bệnh viêm khớp dạng thấp mà bạn có thể tham khảo nhé!
 
 
Cẩn trọng viêm khớp dạng thấp

 Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp thường có rất nhiều yếu tố gây nên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một số yếu tố chính thường gây ra bệnh này nhiều nhất như: do yếu tố di truyền, do virus, thời tiết, vận động hoặc do chính quá trình tự miễn của cơ thể gây ra. Khi khớp bị viêm mà không được chữa trị kịp thời thì sẽ sinh ra mãn tính làm cho khớp mất dần dịch nhầy bảo vệ, sụn khớp bị bào mòn dẫn đến thoái hóa khớp. Đây chính là bệnh viêm khớp dạng thấp mà Đông y gọi là thấp khớp.

 Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bệnh nhân thường gặp phải một số biểu hiện ra bên ngoài như: sưng, đau, nóng, đỏ ở chỗ bị viêm làm cho việc cử động hay đi lại gặp nhiều khó khăn, ăn uống không thấy ngon, người mỏi mệt. Nếu để lâu thì sẽ dẫn đến viêm đa khớp. Khi bệnh đã nặng thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, người bệnh dễ phải mang những dị tật không mong muốn. Nếu để ý kĩ thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết bệnh thông qua biểu hiện bên ngoài, còn nếu như nghi ngờ mà không biết mình có mắc phải bệnh hay không thì bệnh nhân nên tới gặp các bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất bạn nhé!

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện nay việc điều trị viêm đa khớp dạng thấp với tây y vẫn chưa cho kết quả điều trị dứt điểm. Để giúp bệnh nhân bớt đau, giảm triệu chứng sưng đau của khớp, các bác sĩ có thể kê dùng các thuốc kháng viêm giảm đau có hay không có chất corticoid. Tuy nhiên các thuốc này không thể làm giảm tiến triển của bệnh. Tình trạng sưng màng bao khớp nhiều lần sẽ phá hủy sụn khớp và làm hư khớp. Những thuốc điều trị cổ điển có thể làm chậm diễn tiến bệnh bao gồm nhiều chất nhưng phổ biến nhất là methotrexate. Thuốc này phải dùng lâu dài nhưng chính vì phải dùng lâu dài nên có nguy cơ gây hư gan, thận, cũng như làm viêm loét dạ dày và nhiều khi không có tác dụng. Đây là vấn đề lớn của bệnh này.
Đối với căn bệnh này, hiện nay Tây y chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu dùng những loại thuốc bổ sung Collagen, Omega3 như Glucosanmin để tái tạo sụn khớp và tăng khả năng tiết chất nhầy, kết hợp với các loại thuốc thuộc nhóm corticoid nhằm ức chế miễn dịch và chống viêm.
Gần đây một số thuốc điều trị sinh học ra đời giúp điều trị bệnh này hiệu quả hơn nhưng giá thành rất cao, chưa được bảo hiểm y tế thanh toán nên rất ít bệnh nhân có thể tiếp cận được loại thuốc này. Các loại thuốc này tấn công trực tiếp vào các yếu tố viêm như interleukine 1, interleukine 6, hoặc trực tiếp vào tế bào B nhằm làm giảm tiến trình viêm. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm truyền hay chích dưới da và cần bảo đảm loại trừ nguy cơ mắc bệnh lao tiềm ẩn trước khi dùng thuốc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo