Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp hay còn có tên gọi khác là viêm đa khớp dạng thấp. Phong thấp là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các chức năng của hệ xương khớp mà còn gây tổn thương ở nhiều cơ quan như hệ thần kinh, tim mạch, da và các tổ chức dưới da. Bệnh được xem là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm xảy ra ở nhiều khớp xương gây đau nhức, sưng đỏ. Đặc biệt, bệnh thường trở nặng khi thời tiết thay đổi. Để nhận biết và phòng bệnh phong thấp chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Mọi người có thể tìm hiểu rõ hơn những thông tin về bệnh phong thấp qua bài viết triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp dưới đây!
Những đối tượng dễ mắc bệnh phong thấp chúng ta cần đề phòng
Phong thấp là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, sau đây là một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chúng ta nên lưu ý:
– Người cao tuổi: Khi càng già, tuổi càng tăng lên. Cơ thể con người bị lão hóa dần hệ thống cơ, xương khớp. Từ đó dẫn đến mắc các bệnh lý về xương khớp.
– Trẻ em: Như chúng ta đã biết, thông thường sức đề kháng ở cơ thể trẻ nhỏ rất yếu. Nên rất hay mắc các bệnh về xương khớp mà điển hình là bệnh thấp khớp.
– Phụ nữ trung niên: Đặc biệt là phụ nữ ở thời kì sau mãn kinh, thông thường phụ nữ độ tuổi này thường hay mắc các bệnh về khớp, đặc biệt là loãng xương.
– Nhóm người lao động nặng: Do thường xuyên lao động nặng nên những người này hay bị chấn thương về xương khớp dẫn đến mắc các bệnh về khớp.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải. Vì vậy, chúng ta cần biết rõ về những biểu hiện của bệnh để nhanh chóng biết cách xử lý và điều trị kịp thời. Sau đây là một số triệu chứng chứng tỏ bạn đang bị mắc bệnh thấp khớp:
– Sau khi ngủ dậy thường cảm thấy đau nhức các bắp thịt. Đồng thời xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da.
– Xảy ra tình trạng các khớp xương không cử động được.
– Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Kèm theo đó là triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.
– Khi cử động các khớp kêu thành tiếng.
– Lâu ngày, các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn đến biến dạng.
Những biến chứng nguy hiểm do bệnh phong thấp gây ra
Khi bị bệnh phong thấp thường khiến người bệnh đau nhức và mệt mỏi. Lâu ngày rất khó cầm nắm, cử động cũng khó khăn. Bệnh để lâu ngày sẽ trở nặng và có thể gây dị hình khớp, dính khớp khiến bệnh nhân bị liệt, tàn tật. Bệnh còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng, có thể gây suy tim, trụy tim. Thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không đúng cách và phát hiện bệnh quá muộn. Ngoài ra, người bệnh dễ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh, gan, thận rất nguy hiểm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Dân gian thường hay nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Chúng ta nên duy trì một chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện khoa học. Đây cũng là một trong những yếu tố không chỉ giúp cho việc chữa bệnh đạt hiệu quả. Mà còn hạn chế được khả năng bệnh tái phát.
Một số lưu ý mà bệnh nhân bị phong thấp cần nhớ đó là:
– Thường xuyên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ẩm thấp.
– Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E như bí đỏ, cam, xoài, cà rốt, rau xanh. Nhằm để cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch được phát huy.
– Ăn các thực phẩm giàu omega 3, collagen như đậu bắp, rau đay.
– Thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng để hạn chế bệnh nặng hơn. Nâng cao sức khỏe bằng cách tập yoga, đạp xe, bơi lội.
– Tránh tăng cân, béo phì vì khiến các khớp xương phải gánh chịu nhiều sức nặng hơn.
Bệnh phong thấp là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh và biết cách phòng ngừa để hạn chế mắc bệnh. Lưu ý nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh, hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị sớm nhất. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!