Chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn
Do tuổi tác, hay chế độ ăn uống, sinh hoạt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sụn khớp của bạn. Nó ảnh hưởng tới quá trình thái hóa của xương khớp. Để ngăn ngừa những bệnh liên quan đến sụn khớp điều cần thiết là bạn cần có những phương pháp chăm sóc sụn khớp một cách hiệu quả nhất trước khi quá muộn.
Sụn khớp thoái hóa một cách âm thầm khiến nhiều nạn nhân khi đến với bác sĩ thì bệnh viêm khớp đã trở nặng, thậm chí nhiều trường hợp đối mặt với nguy cơ mất khả năng lao động, teo cơ và tàn phế. Có một số người đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh về sụn khớp, nhưng vì bệnh còn nhẹ cảm thấy chưa ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống nên chủ quan tới khi bệnh nặng thì mới đi khám thì gặp khó khăn trong việc điều trị.
Như trường hợp của cô Lê Th. Bích Loan, ở quận 9 (TPHCM) là một trong số những nạn nhân của tình trạng thoái hóa sụn khớp đến mức độ nghiêm trọng mới tìm đến thầy thuốc.
Cô kể, mấy năm gần đây, người mệt mỏi nhiều hơn, tay chân hay bị đau nhức, khớp gối đi lại có tiến kêu trong khớp… nhưng vẫn cố “chịu trận” cho qua. Khi nào đau quá cô mới ra tiệm thuốc tây mua mấy liều giảm đau uống tạm. Nhưng cuối tháng rồi, mỗi lần ngủ dậy khớp gối, khuỷu tay cứng nhắc, tê nhức đến nỗi không thể hoạt động được nên người nhà mới giục đi bệnh viện.
Vào viện khám, kết quả của bác sĩ là cô bị thoái hóa khớp nặng, đối mặt với nguy cơ tàn phế vì sụn khớp đã ở trong tình trạng bong tróc, nứt lõm, đầu xương trơ ra và đã mọc gai ở nhiều vị trí. “Giá như mình đừng chủ quan, phần vì nghĩ tuổi mới 50, phần vì công việc buôn bán không dứt ra được…”, cô Loan buồn bã nói.
Theo ThS.BS. Tăng Hà Nam Anh, Trường khoa Chấn thương Chỉnh hình – BV. Nguyễn Tri Phương (TPHCM), thoái hóa khớp hay viêm xương khớp (osteoarthritis) là dạng viêm khớp thường gặp nhất. Đầu tiên là khô dịch khớp, rồi bào mòn lớp sụn, gây ra đau đớn, biến dạng chi khiến cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế và vì thế làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân.
Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất quân bình giữa sự tái tạo sụn và sự thoái hóa sụn. Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào, giai đoạn đầu chụp X-quang không phát hiện được tổn thương, khi thấy tổn thương trên phim X-quang thì bệnh đã trở nặng…
Khác với cô Loan, bệnh về khớp của anh Nguyễn Văn Quốc, ở Phan Rí Cửa (Bình Thuận) diễn tiến rất nhanh. Mới ngoài 30 tuổi nhưng bỗng nhiên anh Quốc thấy đau nhức ở cổ tay đến độ muốn không cầm gì được. Tưởng là cơn đau do va đập thông thường nên anh tự mua thuốc uống. Lúc uống thuốc thì bệnh đỡ, hết thuốc thì cổ tay đau lại và còn nhức hơn lúc trước. Quan sát kỹ anh thấy khớp cổ tay sưng lên, nóng đỏ. Chưa hết, khớp hai cổ chân cũng bắt đầu phù và đau nhức không kém… Sau khi đi khám, làm một số xét nghiệm và được theo dõi, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm khớp đa dạng thấp.
Còn chị Nguyễn Ngọc Ninh, ở Thủ Đức (TPHCM) thì sau thời gian dài hay bị đau đầu, mỏi vai không rõ nguyên nhân, đến khi phần gáy và cổ dần đơ cứng và xoay chuyển khó khăn, kèm theo tê đau lan xuống vai và buốt đến bàn tay chịu không nổi, chị mới đi bệnh viện. Sau khi chụp cổ, chị được kết luận là thoái hóa đốt sống cổ, sụn vùng đĩa đệm bị tổn thương khiến cột sống bị chèn ép nặng và bắt đầu có tình trạng vôi hóa.
“Bác sĩ bảo nếu không chữa trị kịp thời, mình có thể bị liệt tứ chi… Nghe mà sợ quá!…”, chị Ninh bày tỏ. Chị kể, do đặc thù công việc của một nhân viên ngân hàng, hơn 15 năm qua chị thường ngồi thao tác chủ yếu trên máy và hiếm khi tập thể dục vận động. Chị cũng ít làm việc nhà vì đã có người giúp việc.
Đề phòng bệnh
Các bệnh thoái hóa khớp, sụn có thể phòng ngừa được bằng cách giúp khớp lâu mòn. Để làm được điều này chúng ta cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, việc ăn uống cân đối và đầy đủ chất sẽ giúp cho xương khớp khỏe mạnh hơn. Bạn cũng cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cho xương khớp được chắc khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng cần có những biện pháp để chủ động phục hồi cấu trúc của sụn khớp thay vì nghe lời người này người kia chỉ đâu chữa đấy. Một điều chắc chắn là bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện song song với tuổi đời, càng lớn tuổi nguy cơ thoái hóa khớp càng cao hoặc có những trường hợp do lao tâm lao lực, với sai lệch tư thế trong làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khớp vì thế cần điều trị bệnh sớm. Bệnh chỉ được điều trị khỏi khi tìm ra căn nguyên của bệnh.
Dạ ! Thưa bác sĩ, em có bị chấn thương nhẹ ở khớp gối trái, ban đầu thì gối sưng rất to và sau thì hết nhưng từ đó cứ mỗi lần em si chuyển mạnh hay chạy thì chỗ khớp gối có cái cục (hình như xương) thì phải, nó hơi nhỏ dịch chuyển ra bên trái , bên phải có sau đó em đẩy thì nó về trong khớp lại mà đi chụp phim rồi khám thì không phát hiện được bệnh gì. Bs có thể tư vấn cho em hỏi bệnh tình của em là