Gai khớp gối – nguyên nhân và cách phòng bệnh
Bệnh gai khớp gối hay còn gọi là bệnh thoái hóa khớp, đây chính là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai phần xương quanh khớp xung quanh khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy, khi đó cơ thể sẽ đưa ra quá trình sửa chữa lại các phần hư hỏng nhưng quá trình này lại gặp phải sự nhầm lẫn thay vì sửa chữa khớp thì lại tạo ra quá trình hình thành nên gai khớp gối, hiện tượng gai khớp gối ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người mắc phải. Vậy nguyên nhân vì đâu tác động làm gai khớp gối và cách phòng bệnh như thế nào là hiệu quả tốt nhất.
Nguyên nhân và cách phòng bệnh gai khớp gối
Nguyên nhân từ đâu gây nên gai khớp gối?
Khớp gối là khớp đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng của toàn bộ trọng lượng của cơ thể. chính vì vậy nên khớp gối cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh xương khớp, trong đó chính là tình trạng thoái hóa khớp. Quá trình thoái hóa này ban đầu rất âm thầm nên không ai để ý, một số yếu tố có khả năng cao gây bệnh gai khớp gối sau bạn nên hiểu rõ để có thể phòng tránh nhé!
– Thoái hóa khớp chính là sự mất quân bình giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, khiến sụn khớp bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:
– Tuổi tác: Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
– Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến khoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
– Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức.
– Dị dạng bẩm sinh về khớp: Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.
– Gen di truyền: Một số bệnh khớp có liên quan đến gen di truyền.
Cách phòng bệnh gai khớp gối hiệu quả
Có nhiều cách để chữa trị bệnh thường thấy như : bên trong uống thuốc giảm đau, bên ngoài xoa bóp, chườm nóng, rồi chích vào khớp. Hiện đại hơn là nội soi khớp, mài những chỗ lớm khởm của sụn, cắt những cái “gai”, ghép sụn lành vào chỗ bị “ăn mòn”… đều là những biện pháp tích cực. Những người bị nặng đến mức không đi được thì lên bàn mổ, đục khớp, thay bằng khớp nhân tạo.
Tuy nhiên đừng để đến khi khớp có triệu chứng thoái hóa bạn mới bắt đầu cuống cuồng đi chạy chữa mà khi bạn 30 tuổi cũng là lúc nên nghĩ đến việc chăm sóc sụn khớp để phòng ngừa thoái hóa. Nếu bạn bị loãng xương thì dùng kèm can-xi, vitamin D. Chế độ ăn cần hạn chế muối, đường, dầu mỡ và tập luyện thường xuyên để khớp dẻo dai.
Bạn nên tìm hiểu rõ bệnh thông qua bài viết trên đây để có thể tìm cho mình một phương pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất nhé, phòng luôn là điều tốt nhất mà các bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!