Gai xương cột sống thắt lưng, một biểu hiện của thoái hóa cột sống

Bệnh gai cột sống thắt lưng là một bệnh thường gặp. Nguy cơ mắc bệnh của ở người cao tuổi thường cao hơn. Tuy nhiên những yếu tố gây nên bệnh thường tích tụ từ khi bạn đang còn trẻ, chỉ tới khi lớn tuổi bệnh mới phát ra, nhưng cũng có một số trường hợp bệnh phát từ khi còn trẻ tuổi.
GAI XƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG, MỘT BIỂU HIỆN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Bệnh thường gây cảm giác đau nhức cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Bệnh gai cột sống thắt lưng là một biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống.

Gai xương cột sống thắt lưng, một biểu hiện của thoái hóa cột sống

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa cột sống
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống là do lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất hờ ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này thường bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn, vì khi lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương.
Một số yếu tố như sang chấn, béo phì cũng gây áp lực quá tải và kéo dài lên sụn khớp và đĩa đệm liên đốt sống. Ngoài ra, những người khi còn trẻ thường lao động thể chất nặng, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng, các dị tật bẩm sinh cũng tạo điều kiện cho bệnh thoái hóa khớp xuất hiện
Bình thường, sụn khớp được cấu tạo chủ yếu bởi nước, collagen và proteoglycan. Khi sụn của đĩa đệm bị thoái hóa, tế bào sụn bị mất hoặc giảm chức năng khiến cho quá trình tái tạo sụn bị rối loạn, làm lực phân bố trên thân đốt sống không đều, khiến cho xương mâm đốt sống phải tăng chịu tải, kết quả là hình thành các gai xương ở rìa ngoài thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.
Đặc điểm lâm sàng của thoái hóa cột sống thắt lưng
 
GAI XƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG, MỘT BIỂU HIỆN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG
 
Có ba thể lâm sàng chính là đau lưng cấp, đau lưng mạn tính và đau thần kinh tọa.
Đau lưng cấp
Thường gặp ở lứa tuổi 30-40. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột, trái tư thế. Đau tăng khi hắt hơi, rặn, thay đổi tư thế, đặc biệt là khi có phồng đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa hoặc gây ép rễ thần kinh.
Đau lưng mạn
Hay gặp ở người trên 40 tuổi. Đau âm ỉ, đau dọc xuống chân và đùi, đau tăng khi vận động, thay đổi thời tiết. Đặc biệt là đau gây hạn chế vận động (khó quay, cúi…). Chụp Xquang cột sống thường thấy dấu hiệu mọc gai xương đốt sống, xơ xương dưới sụn, có các ổ khuyết xương dưới sụn.
Đau thần kinh tọa
Thường bệnh nhân đã có tiền sử đau thắt lưng mạn tính. Khi bệnh nhân vận động đột ngột hay bê, mang vác vật nặng thì xuất hiện dấu hiệu ép thần kinh. Để chẩn đoán, bệnh nhân cần phải chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.
Điều trị
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng: Không có thuốc chữa quá trình thoái hóa khớp. Cần tiến hành điều trị khi có triệu chứng. Đầu tiên, trong các đợt cấp của bệnh cần phải sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, phối hợp với các thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc giãn cơ. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất. Trước đây người ta thường sử dụng các thuốc chống viêm không steroid kinh điển như aspirin, diclofenac. Tuy nhiên các thuốc này có tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Hiện nay thực tế nghiên cứu và áp dụng lâm sàng đã chứng minh rằng điều trị bệnh này theo Đông y là hiệu quả nhất, và có thể điều trị tận gốc bệnh mà lại rất an toàn với thận và dạ dày.
Người ta còn dùng các thuốc làm chậm quá trình thoái hóa, thậm chí có thể cải thiện được cấu trúc khớp bị thoái hóa. Cũng có thể tăng cường dinh dưỡng sụn bằng cao động vật, thuốc nội tiết… Ngoài ra cần áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, sử dụng vật lý trị liệu bằng nhiệt, bằng nước…
Phòng bệnh
Để phòng bệnh thoái hóa khớp việc đầu tiên là bạn cần phát hiện sớm các dị tật cương, khớp, cột sống để có những phương pháp điều trị kịp thời. Cần có chế độ tập luyện hợp lý, việc tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho hệ xương, cơ, khớp mà còn rất tốt cho hệ tim mạch, có thể phòng tránh các bệnh về tim mạch.
Trong lao động, kể cả những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều hay những người lao động chân tay thường bê vác nặng cần có làm việc với tư thế đúng, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột. Bạn cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, xương của bẹn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh vì thế bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị suy thoái.
Đối với những người thừa cân béo phì cũng cần thay đổi chế độ ăn để giảm cân, bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết tính trạng sức khỏe của mình nhất là những người thường xuyên phải lao động nặng. Một điều cũng rất cơ bản là bạn cần uống đủ nước, vì nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tu giữa 2 đầu xương.
Việc phòng tránh bệnh hiệu quả sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, không lo lắng về bệnh tật. Ngoài việc, ngăn ngừa được bệnh thoái hóa khi bạn có một chế độ ăn uống sinh hoạt tập luyện hợp lý bạn sẽ có thể ngăn ngừa được một số bệnh khác.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo