Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổ biến hiện nay, đây là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, hiện tượng này chính là việc đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải nếu như không có biện pháp điều trị bệnh sớm, chính vì vậy nên cần có các biện pháp phòng tránh và phát hiện bệnh kịp thời trước tránh gây nguy hiểm chõ người bệnh.
Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh này nếu không có biện pháp điều trĩ sớm thì bệnh nhân có thể phải chịu một số nguy hiểm sau như:
– Đau rễ thần kinh: Bệnh có thể ảnh hưởng chèn ép tới dây thần kinh cột sống gây ra những cơn đau đớn cho bệnh nhân, những cơn đau có thể lan rộng theo dây thần kinh. Đau ở rể thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh. Đau rễ thần kinh có thể xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.
– Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ.
– Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.
– Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.
– Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.
Một số biện pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, thường xuyên tái phát, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, do đó người bệnh cần đi khám chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời. Không nên chủ quan cho đó là do tuổi tác, lao động nặng nhọc mới bị đau lưng, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các cơn đau thường xuyên hoặc xuất hiện biến chứng mới đi khám thì rất khó điều trị và điều trị rất tốn kém, thậm chí có thể bị tàn phế.
Do đó, cần phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày như: ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…. Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…
Đây là một bệnh ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bệnh nhân chính vì vậy nên chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp khắc phục bệnh để hạn chế mức độ thấp nhất của bệnh đối với cơ thể chúng ta.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!