Hậu quả và cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh liên quan tới cột sống thoái hóa, đây là một bệnh ảnh hưởng nhiều tới sự vận động bình thường của cơ thể. Hầu hết những ai mắc phải căn bệnh này đều gặp khó khăn trong việc điều trị, vì bệnh khó điều trị lại dễ tái phát trở lại.Và bệnh không chỉ ảnh hưởng tới chức năng vận động, nâng đỡ của cột sống mà còn để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm đau đớn cho người bệnh. Một số hậu quả khôn lường từ bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh bệnh hợp lý mà chúng tôi nên ra dưới đây hy vọng mọi người sẽ ý thức hơn được việc phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn.
Tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu như không điều trị sớm thì bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sự vận động cơ thể bị suy giảm rõ rệt.
– Khó vận động: Bệnh nhân sẽ rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.
– Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương.
– Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.
Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Ngoài ra bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây nên một số bệnh như: rối loạn cảm giác, đau rễ thần kinh, rối loạn vận động…
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
Đối với những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm như: người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người làm việc mang vác nặng…những người này nên phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm sớm tránh nguy co gặp phải bệnh thông qua việc thực hiện một số cách phòng như sau:
– Hạn chế mang vác vật nặng, làm việc gắng sức quá sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới không chỉ đĩa đệm mà còn tới hệ thống xương khớp .
+ Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài độngtác có lợi cho lưng.
+ Với người lao động chân tay,chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứngcúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
+ Với người lao động chân tay,chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứngcúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
– Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu nghí đến chế độ vận động. Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
– Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khuỷu làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.
– Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách gây.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!