Hướng dẫn chữa bệnh gút bằng lá lốt tại nhà

Trong dân gian thường áp dụng một số bài thuốc đơn giản chữa bệnh gút như dùng lá trầu không, lá tía tô, lá lốt rất hiệu quả. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi chỉ đề cập đến cách chữa bệnh gút bằng lá lốt. Lá lốt ngoài việc dùng để làm thực phẩm với những món ăn ngon bổ dưỡng thì còn được áp dụng để điều trị bệnh gút, các bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Chuyên mục chuatribenhviemkhop.com hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách chữa bệnh gút bằng lá lốt tại nhà đơn giản. Chúng ta cùng thực hiện nào!

huong-dan-chua-benh-gut-bang-la-lot-tai-nha1

Lý do lá lốt được sử dụng để chữa bệnh gút

Tất cả các bộ phận của cây lá lốt đều có tác dụng chữa bệnh. Trong cây lá lốt có chứa chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu, với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Nhờ đó, lá lốt được dùng để chữa bệnh gút và các bệnh xương khớp.

Ngoài ra, lá lốt còn được dùng để chữa trị một số loại bệnh thông thường thường đau bụng, giảm đau, đau đầu do lạnh. Dùng làm để chế biến nhiều món ăn ngon và chứa nhiều dinh dưỡng.

Một số thông tin về cây lá lốt

Tên gọi: Cây lá lốt còn có tên gọi khác như lá nốt, lá lốp.

Tên khoa học: Piper lolot thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Gồm các loài như trầu không, hồ tiêu.

Đặc điểm: Lá lốt là loại cây mềm, mọc cao tới 1m. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn. Phiến lá dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống dài. Cụm hoa mọc thành bông.

huong-dan-chua-benh-gut-bang-la-lot-tai-nha2

Phân bố: Cây mọc hoang trong vùng rừng núi ẩm thấp và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.

Tác dụng: Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn, giúp giảm đau, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh.

Lá lốt còn được dùng để chế biến một số món ăn ngon như canh, xào, làm bò viên chiên…

Hướng dẫn chữa bệnh gút bằng lá lốt tại nhà

Trong dân gian thường dùng lá lốt để chữa bệnh gút rất đơn giản mà hiệu quả cao. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chữa bệnh gút bằng lá lốt tại nhà qua những cách làm sau đây:

Chữa bệnh gút bằng món ăn từ lá lốt

huong-dan-chua-benh-gut-bang-la-lot-tai-nha3

Dùng lá lốt chế biến thành các món ăn ngon là một bài thuốc giúp trị bệnh gút từ bên trong rất hiệu quả. Một số món ăn vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng điều trị bệnh gút như: thịt bò, thịt lợn xào lá lốt, rau sống ăn kèm các món ăn. Đặc biệt người bệnh nên ăn món cá rô đồng, lá lốt, củ cải, nghệ tươi kết hợp với nhau. Tất cả cho kho chung với nhau tạo nên một món ăn vừa ngon miệng, bổ dưỡng mà rất có ích trong điều trị bệnh gút.

Bài thuốc ngâm

Chuẩn bị:

Lá lốt tươi

Nước lọc

Muối i ốt

huong-dan-chua-benh-gut-bang-la-lot-tai-nha4

Cách làm: Rửa sạch lá lốt tươi rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Sau đó cho muối vào và để nguội bớt. Tiếp tục ngâm tay và chân trước khi ngủ giúp giảm đau nhức do bệnh gút. Nên áp dụng liên tục 1 tuần và kiên trì để mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc uống

Dùng lá lốt tươi rửa sạch hoặc lá lốt phơi khô để sắc với hai chén nước. Sắc cho đến khi còn 1/2 chén nữa thì tắt bếp. Dùng uống hàng ngày sau bữa ăn tối. Thực hiện cách làm này liên tục mới có hiệu quả cao.

Kết hợp lá lốt với một số nguyên liệu khác

Chúng ta có thể kết hợp lá lốt với một số nguyên liệu khác như cây vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước. Tất cả lượng bằng nhau, mỗi thứ khoảng 30g. Nguyên liệu tươi, đem sao vàng, sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén.

huong-dan-chua-benh-gut-bang-la-lot-tai-nha5

Người bệnh chia bài thuốc ra làm 3 để uống 3 lần mỗi ngày. Uống thuốc liên tục trong 1 tuần. Hoặc bạn có thể dùng bài thuốc này nấu làm nước ngâm cho vùng chân tay bị gút cũng có tác dụng giảm đau rất tốt.

Những người không nên dùng lá lốt

Lá lốt tuy có công dụng trong chữa bệnh cũng như chế biến nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp không nên dùng lá lốt như:

Những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón không nên dùng lá lốt. Vì sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm dân gian đều cho rằng, lá lốt có thể gây ra hiện tượng mất sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, với những chị em muốn đảm bảo nguồn sữa cho con thì hãy tránh xa loại lá này.

Những lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa các bệnh thường ngày

– Với người bình thường, một ngày chỉ nên ăn tối đa khoảng 100g lá lốt/người. Lá lốt có vị nồng, tính ấm nên nếu sử dụng nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nóng trong, nhiệt miệng, táo bón

– Với người sử dụng lá lốt để chữa bệnh, giảm cân, một ngày chỉ nên ăn tối đa khoảng 50g lá lốt.

– Tốt nhất trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những hậu quả không đáng có.

huong-dan-chua-benh-gut-bang-la-lot-tai-nha6

– Không nên dùng lá lốt để xông và rửa âm đạo quá lâu và sâu.

– Lá lốt chỉ nên dùng để khắc phục những triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi bệnh mới bắt đầu nhiễm khuẩn.

– Đối với các bệnh phụ khoa nguy hiểm hơn không nên dùng cách này để điều trị. Vì chúng không có hiệu quả mà còn khiến bệnh nặng thêm.

– Khi dùng lá lốt để chữa bệnh mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc càng nặng hơn. Cần đi gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo