Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh khá phổ biến, bệnh gây ra những cơn đau cho người bệnh rất khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Để tình trạng bệnh kéo dài bệnh sẽ trở nặng và người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, gây tê mỏi lưng, chạy dọc xuống hai chân, bệnh này thường xuyên tái phát, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị bệnh có thể gây biến chứng nặng nề như teo cơ, tàn phế, tiểu tiện không kiểm soát…

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó chủ yếu là do chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động; tư thế làm việc không đúng cách, thường xuyên phải mang vác nặng gây quá khả năng chịu đựng của cột sống …
Những nguyên nhân này cứ âm ỷ cho tới khi sức khỏe của người bệnh yếu đi thì mới phát ra, làm cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những nguyên nhân này có thể phòng tránh được. Vì thế bạn cũng cần có những phương pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh.
Ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống. Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng sai tư thế. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, làm đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp… Ngoài ra, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng. Nếu không được điều trị có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ trơn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
Bê vác vật nặng sai cách là nguyên nhân gây thoát bị đĩa đệm cột sống. Bê các vật nặng thường xuyên và sai tư thế sẽ dễ làm tổn thương đến các khớp vì thế tác động dễ sinh ra các bệnh về khớp. Những người này thường đau khớp vai, chân và lưng là chủ yếu.
Các biện pháp phòng tránh
NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG
Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Một chế độ sống lành mạnh và tốt nhất bạn không chỉ phòng tránh được bệnh mà còn hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị. Vì thế bạn cũng cần chú ý và kiên trì thực hiện chế độ ăn và giữ cho mình lối sống lành mạnh.
Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách,..). Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng, điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm. Cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do vậy sau khi ngồi làm việc khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy đi lại, nghỉ ngơi khoảng 10 phút.
Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương cho cột sống khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài …
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người thường xuyên lao động nặng để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Khi có những dấu hiệu của bệnh bạn cũng nên đi khám để tìm ra những nguyên nhân và phương pháp điều trị tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo