Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh gout

Bệnh gout từ xưa trong dân gian đã xem là một căn bệnh của nhà giàu, và có liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng của người bị mắc phải, đây là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới, do cơ thể dưa thừa một lượng lớn acit uric, mà nguyên nhân gây ra thường là ăn uống không khoa học, uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Bệnh gút nặng có thể dẫn tới phá hủy, biến dạng khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp… Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này, bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn và biết cách đề phòng bệnh nhé!
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh gout

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Theo Y học hiện đại, gút được xếp trong nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, các vi tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch gây sưng đau các khớp, ngoài ra urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như ở gân, túi thanh dịch, ngoài da, ngoài móng tay, chân, màng ngoài tim, cơ tim, van tim. Gút chia làm hai loại gút nguyên phát và gút thứ phát. Bệnh gút nguyên phát gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric còn bệnh gút thứ phát là do ăn nhiều gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua, uống nhiều rượu, do tăng cường thoái giáng purin nội sinh và do giảm thải acid uric qua thận.

Y học cổ truyền gọi bệnh gút là thống phong, nguyên nhân do ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng, đau, co duỗi vận động khó. Lúc đầu bệnh còn ở bì phu kinh lạc, lâu ngày tà khí vào gân xương, tạng phủ. Khí huyết, tân dịch ứ  trệ lâu ngày hóa đàm, đàm uất kết thành u cục quanh khớp, dưới da. Bệnh biểu hiện nhiều năm, đôi khi xuất hiện đợt cấp làm tổn thương can thận, làm biến dạng các khớp. Y học cổ truyền cho rằng thống phong có thể quy thuộc phạm trù chứng tý và chia làm 2  thể bệnh là thể phong thấp nhiệt (đợt cấp) và thể đàm thấp ứ trệ (mạn tính).

.

Triệu chứng thường gặp khi bị gout

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi  xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng. Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.
Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi .

Cách điều trị bệnh gout

 Theo Y học hiện đại, sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine  dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời.
nguyen-nhan-va-cach-ieu-tri
 Tôphi  đầu gối ở bệnh nhân có bệnh gút mạn tính không được kiểm soát

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ.

Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn. Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc với nhiều năm nghiên cứu các bài thuốc thảo dược gia truyền của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở miền núi, các bác sĩ phát hiện nhiều bài thuốc hiệu quả đối với chứng bệnh gút. Sau quá trình nghiên cứu, phân tích công dụng từng thành phần của các bài thuốc, các bác sĩ đã tổng hợp thành một bài thuốc bao gồm một số dược thảo như cam thảo, quế chi, phòng kỷ, bạch truật… điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng đỏ, đau buốt biểu hiện ở người bệnh gout đặt tên là Thống phong dưỡng huyết thang.

Nghiên cứu sâu hơn, những vị thuốc này càng thể hiện được những ưu việt trong việc bổi bổ can thận, điều hòa khí huyết, từ đó tác động đến quá trình tổng hợp và phân hủy nhân purin, là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout cho người bệnh. Kết hợp cũng một số thảo dược khác, bài thuốc sau khi được đưa vào ứng dụng, đã cho những kết quả đáng mừng trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh gout cho hàng nghìn lượt bênh nhân.

Có thể bạn cần:

Bình luận

  1. Quang Kế says: Trả lời

    Bài thuốc đông y mà có hiệu quả thật sự thì vẫn hơn uống thuốc tây, nó chỉ giảm đau ngay lúc đấy chứ sau thì vẫn đâu vào đó, ko khỏi đc.

  2. ngô trần thụy tú says: Trả lời

    cho em hỏi với, em hay bị sưng ở ngón chân cái hoặc ngón táy cái và sưng ở vùng gót chân. Triệu chứng như vậy có phải là bị bệnh gout không ạ

  3. nguyễn minh hiếu says: Trả lời

    Cho e hỏi cách đây 2 tuần e e cứ uống bia vào là mấy ngon chân của e cứ sưng phù lên và đau nhức,như vậy e có phải bị gout k ạ

  4. Tuấn says: Trả lời

    Xin hỏi, ăn đạm nhiều là sẽ bị bệnh gút phải không? Tôi hằng ngày kiêng thịt, cá, chỉ ăn tàu hũ. Nhưng gần đây tôi nghe nói ăn tàu hũ cũng bị gút không biết có phải không?

  5. Kimoanhoanh says: Trả lời

    Cho em hỏi, năm nay em mới 35 tuổi vậy mà có lúc nhức ở 2 đầu gối 1- 2 ngày là hết, 1 vài khớp tay chân có lúc nhức nhè nhẹ vài tiếng đồng hồ là hết. Như vậy có phải là bệnh gout không ạ?Em lo lắm?

  6. Oanh Đinh says: Trả lời

    Cách đây 3 năm, ba mình hay bị xưng đỏ, đau nhức ở các khớp dưới bàn chân sau mỗi lần nhậu hay ăn uống quá đà. Sau đó đi khám và xét nghiệm thì phát hiện bị bệnh gout. Hiện tại, ba đã uống nhiều thuốc tây, và các loại thực phẩm chức năng như viên gout Tâm Bình nhưng chưa khỏi, chỉ giảm đau thôi. kiêng khem đủ thứ nhưng mà nếu lỡ ăn tôm, thịt bò … rồi uống bia là lại đau lại ngay, có khi còn không đi đc. Mình muốn tìm các phòng khám đông y để điều trị cho ba nhưng k biết nên đến đâu, mà bài chia sẻ trên thì nói chung chung quá, rất mong nhận đc sự giúp đỡ của các bạn. Xin cảm ơn!

  7. Vân Anh says: Trả lời

    bạn chữa ở trung tâm này có khỏi không ạ

  8. Thai says: Trả lời

    Đi bv sieu am chup hình thì có kquả thoi,

  9. Thai says: Trả lời

    Đúng đó pạn. Nhưng pan phải đi khám cho chính xác hơn

  10. bảo says: Trả lời

    Kết quả xét nghiêm của em la 780/420 như vậy bệnh gút của e có nặng không khi em uống thuốc điều trị thì lại đi ngoài như vậy có lo ko

  11. Hoangthan says: Trả lời

    Cho em hoi. Em nghe noi nhung nguoi bi gout thi it bi ung thu hon so voi nguoi binh thuong phai khong bac si. Va tai sao a.
    Em moi lan uong bia. An thit bo. Deu bi moi roi 2 canh tay. Dau cac khop tay. Vay co phai dau hieu cua gout khong a

  12. Quang Huy says: Trả lời

    Em hay bị sưng ở ngón chân cái hoặc ngón tay cái và sưng ở vùng gót chân thì có thể liên quan đến bệnh cơ xương khớp hoặc bệnh gout. Em nên đi chụp X – quang để biết được tình trạng bệnh cụ thể và đưa ra phương pháp chữa trị chính xác.

  13. Tuấn Trung says: Trả lời

    Chia sẻ với bạn về tình trạng bệnh của tôi, tôi làm kinh doanh công việc suốt ngày phải rượu chè tiếp khách, bị gout lúc nào cũng không hay, lúc ngón chân cái sưng húp lên, đi khám mới biết bị gout. Lúc đầu tôi chữa bằng thuốc gout AZ bệnh khỏi rất nhanh, sau đó một thời gian do không kiêng bia rượu được nên bệnh cứ tái đi tái lại nên cũng chán. Sau này có ông bạn giới thiệu bài thuốc chữa gout của trung tâm thuốc dân tộc bệnh mới được chữa khỏi đó, nhưng uống thuốc này lâu bạn phải kiên trì uống liên tục 3 đến 4 tháng trời mới khỏi đó, trong quá trình uống thuốc bạn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống thì tiến triển bệnh càng nhanh

  14. Linh Nhi says: Trả lời

    Ông xã nhà tôi cũng đã sử dụng thuốc đông y đặc trị bệnh gout Thống phong dưỡng cốt thang của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc được 3 tháng bệnh Gout đã đỡ rất nhiều mà chưa thấy tái phát. Trước chồng tôi đã sử dụng qua rất nhiều thực phẩm chức năng trị bệnh Gout nhưng không ăn thua, cứ uống được 5 – 7 ngày là hết đau xong mấy hôm lại tái phát, các đốt ngón tay ngón chân vẫn sưng đỏ, đặc biệt là mỗi khi uống rượu bia thì các cơn đau kéo đến nhiều hơn. Cám ơn thuốc trị bệnh gout của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc đã chữa khỏi bệnh cho chồng tôi. Tôi muốn chia sẻ với mọi người bài thuốc của trung tâm, mong mọi người ai cũng sẽ chữa khỏi bệnh Gout như tôi
    http://www.thuocdantoc.org/thuoc-dong-y-dac-tri-benh-gut-gout.html

  15. Oanh Đinh says: Trả lời

    Anh có thể cho em thêm thông tin về thuốc anh đã sử dụng không vậy? em muốn mua thuốc.

  16. Tuấn Trung says: Trả lời

    Bạn vào đây để tìm hiểu rõ hơn về thuốc chữa khỏi bệnh gout của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc
    http://www.thuocdantoc.org/thuoc-dong-y-dac-tri-benh-gut-gout.html

  17. Thái Anh says: Trả lời

    Bố em bị bệnh gút, giờ đi lại rất khó khăn và đau đớn do các khơp sngon chân bị sưng đỏ. Nếu em không đến trực tiếp được thì có bán thuốc bằng cách gửi về cho em được không?

  18. Hưng says: Trả lời

    Bị gút thì không được ăn thịt bò đúng không mọi người? Tôi nghĩ chắc mình bị gút rồi vì chỉ cần ăn mấy đồ nhiều đạm, ví dụ thịt bò là tôi hay ăn là các khớp ngón tay lại nhức nhối rất khó chịu.

  19. Huyen Oanh says: Trả lời

    Như bạn có thể viêm khớp gối đấy, cũng có triệu chứng giống bệnh gút nhưng có thể là bị viêm khớp gối. Bạn đi khám thì mới chắc chắn đừng để bệnh kéo dài sau bị nặng chữa khó ra

  20. Chung Hoàng says: Trả lời

    Mình đọc được 1 bài phân tích khoa học về bệnh gút rất hay của ts Ân, xin chia sẻ lại link bài viết để mọi người tham khảo nhé.
    http://www.chuatribenhgut.com/2013/10/thuoc-chua-benh-gut-hieu-qua-nhat.html

  21. My ai says: Trả lời

    Cho e hoi. Me e nam nay 40 tuoi. Cac ngon tay cua me e gio dang co cac hien tuong la sung to va nhuc. Vay cho e hoi do cp phai bieu hien cua benh gout k ạ. Va me e nen su dung loai thuoc nao de dieu tri ạ. E xin cam on

  22. Quang says: Trả lời

    Mình bị sưng sốt đỏ ngay khớp ngón chân cái bên phải, gần đây lại chuyển sang bên trái. xét nghiệm axitủic nhièu bệnh viện, có chỗ thì hơn 500 thì BS kết luận bệnh Gút, xét nghiệm 3 bệnh viện khác thì nồng độ nằm trong khoảng an toàn thì BS kết luận viêm khớp. Chụp phim khớp thì bình thường. mấy ngày gần đây cơn đau trở lại bị tái phát rất đau và rất buốt trong khớp, uống thuốc điều trị gút thì đỡ đau, nhưng tạm dừng không uống thuốc thì cơn đau trở lại, Kính mong trung tâm nghiên cứu cho lời khuyên! Em chân thành cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo