Tự chuẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Bệnh thường gặp nhất ở những người cao tuổi, hay những người làm việc văn phòng, lái xe hay những công việc có tính chất phải ngồi nhiều ít đi lại mà bạn lại không có chế độ tập luyện để phòng tránh.
 
TỰ CHUẨN ĐOÁN THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau ở cùng cổ nhất là mỗi khi vận động vùng cổ, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động.

Tự chuẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường do các đốt sống bị tăng sinh, vôi hoá, biến dạng… chèn ép kích thích vào các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống mà xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như ép rễ thần kinh cổ, ép tuỷ sống cổ, rối loạn thần kinh giao cảm mạch máu vùng cổ và vai. Khi bị kích thích đột ngột hoặc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống dẫn đến cung cấp máu không đủ ở động mạch sống nền, khi thần kinh giao cảm cổ bị kích thích có thể phát sinh rối loạn thần kinh giao cảm.
Triệu chứng
Người bị thoái hoá đốt sống cổ thường bị đau ở cổ, ở đầu, tai, trán, bả vai và cánh tay trên, ngón tay bị tê mỏi, lạnh, làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (khi vận động mạnh bị đau dữ dội, khi đầu chuyển động đến một vị trí nào đó dẫn đến thiếu máu ở não) người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có lúc có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Người bị thoái hoá đốt sống cổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nếu bị nặng các triệu chứng của bệnh có thể liên quan đến các hệ thần kinh, làm đau hoặc tổn thương hệ thần kinh, tủy…Vì thế cần có những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh khi pháp hiện bệnh sớm.
 
Điều trị 
TỰ CHUẨN ĐOÁN THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Trong lâm sàng sử dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị; biện pháp vận động cũng là một trong những phương pháp điều trị tích cực có hiệu quả nhằm làm giảm dần đau, tăng được tính đàn hồi dây chằng, các cơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp là vô cùng quan trọng. Khi có bất thường ở cổ, bệnh nhân nên đi khám ngay để phát hiện sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả, các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp điều trị từ căn nguyên của bệnh thì mới có thể chữa khỏi được bệnh này. Tránh việc để bệnh nặng mới đi chữa hoặc chưa bệnh thoe lời đồn đại mà bệnh thì không khỏi, lại tiền mất tật mang.
Khi ở giai đoạn biến triển nặng, cột sống cổ bị thoái hoá, mọc gai xương sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh chi phối cho vùng bả vai và gây ra triệu chứng đau vai: Thoái hoá cổ 5, sẽ có rối loạn cảm giác ở phía vai ngoài, đau lan đến khuỷu, cơ delta, cơ trên gai, cơ nhị đầu. Thoái hoá C6 thì đau lan từ vai đến mặt ngoài cánh tay, tê ngón tay cái, có khi cả ngón 2. Thoá hoá C7 thì đau mặt sau vai lan đến cổ tay. Rối loạn cảm giác cơ tam đầu, cơ duỗi bàn tay và mu bàn tay và ngón tay 2 – 3, đôi khi cả ngón 4. Thoái hóa C8 thì đau ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón 4 và ngón út.
Khi có những triệu chứng bất thường ở vùng cổ bệnh nhân cần đi đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn có thể nghỉ ngơi và có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý bệnh có thể tự khỏi, nếu bệnh đã chuyển biến nặng hơn thì bạn cần đến sự can thiệp của y học kết hợp với các phương pháp luyện tập để bệnh không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo