Bệnh khô dịch khớp – điều trị và phòng ngừa

Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý báo động của quá trình thoái hóa khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động. Để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả chúng ta phải hiểu được nguyên nhân gây bệnh?
Vì sao bị khô khớp?
Có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Khi sụn khớp bị tổn thương, bề mặt khớp không còn trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ…, để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Hiện tượng tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn diễn ra, các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau. Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.
BỆNH KHÔ DỊCH KHỚP - ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA
Bệnh khô dịch khớp gối
Những người hay mắc chứng khô khớp thường là: người trên 60 tuổi; những bị chấn thương, người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những người béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen… cũng dễ bị khô khớp.
Điều trị thế nào?
Đầu tiên là phải phát hiện nguyên nhân bệnh gây chứng khô khớp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh trong thời gian dài. Thứ hai là phải dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Đó là các thuốc chống thoái hóa khớp, chứa các thành phần của sụn khớp như collagen, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic. Các chuyên gia khuyến cáo, ở giai đoạn đầu tốt hơn hết bệnh nhân nên điều tri theo đông y, vì thuốc đông y đi vào căn nguyên của bệnh nên điều trị rất hiệu quả mà lại rất an toàn không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Hiện nay, có cả liệu pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp, thường là vào khớp gối, vai. Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acid hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, do vậy, làm khớp vận động trơn tru. Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3-5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng giảm đau, bôi trơn khớp kéo dài đến 6 tháng hoặc 1 năm do thuốc tiêm vào kích thích các tế bào sụn và tế bào màng hoạt dịch khớp sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh. Tuy nhiên, liệu pháp này có giá thành rất cao và đòi hỏi bác sĩ tiên phải có chuyên môn và kỹ thuật vô trùng thật tốt tránh trường hợp viêm nhiễm cũng như dò dịch khớp ra ngoài rất nguy hiểm.
Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12. Chúng ta cần tích cực điều trị và dự phòng khô khớp càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém.
BỆNH KHÔ DỊCH KHỚP - ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA
Cách nào để phòng ngừa và hạn chế khô khớp?
Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.
Trong chế độ ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, các đồ ăn gây kích ứng khớp. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương không mong muốn.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách. Bạn cũng không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp. Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ. Bạn nên tập thể dục đều đặn hàng ngày. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu một chỗ hay một tư thế.
Các bài tập theo sách Suối nguồn tươi trẻ hay tập Thái cực quyền, tập khí công rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp. Trước khi tập thể thao, bạn nên thường xuyên xoa bóp, khởi động cơ thể. Cũng cần có chương trình luyện tập thể thao tăng dần từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Khi tập luyện, nên tiến hành từ từ, không tập quá sức. Không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội.
PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc
(Khoa Khớp – Bệnh viện Bạch Mai)
Nguồn Sức khỏe và đời sống

Bình luận

  1. Phạm Thế Tài says: Trả lời

    cháu năm nay 26t, có dấu hiệu của bệnh khô dịch khớp.
    cho cháu hỏi muốn chữa theo Đông Y thì tìm đến địa chỉ nào uy tín ạ?

  2. nguyễn thanh thêm says: Trả lời

    Toi 51 tuoi ở tp HCM bi khô khớp ,buoi sang ngủ dậy thường bi cứng khớp hoặc ngôi xuong đứng lên khó khăn , benh khoảng hơn 1 năm nay có dung tp chức năng khi dung thì đỡ khi ngưng thuốc lại thì bì đau, Bs cho lời khuyên toi nen dung thuoc ntn ? Xin cam ơn.

  3. Lê Văn Hưởng says: Trả lời

    điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc đông y thì lên điều trị bằng bài thuốc đông y của dòng họ Đỗ Minh nhé anh tai .
    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  4. Nguyen thanh nam says: Trả lời

    Toi bi dau khop goi moi khi ngoi xom dung day kho khan.thoi gian cung dc gan 1 nam.toi moi di kham chup MRI kq bi thoai hoa sung truoc va sau Sụn chêm ngoai.xin hoi bsy co phuong phap nao dieu tri dut diem benh nay khong ạ.xin bs cho loi khuyen.cam on.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo