Bệnh run chân tay ở người trẻ, người già và cách chữa

Bệnh run chân tay ở người trẻ, người già và cách chữa bệnh run chân tay hiệu quả là gì? Bệnh run chân tay không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến công việc, cản trở vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người lầm tưởng bệnh chỉ phát đối với người cao tuổi nhưng hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh này đang có xu hướng tăng nhanh.

Run chân tay có thể là triệu chứng sinh lý bình thường khi tâm lý hoặc thời tiết thay đổi, cơ thể mệt mỏi rồi nhanh chóng biến mất sau đó. Nhưng nếu run tay chân xuất hiện với mật độ thường xuyên, khó khắc phục thì đây là run chân tay do bệnh lý.

 benh-run-chan-tay-o-nguoi-tre-nguoi-gia-va-cach-chua1

Bệnh run chân tay ở người trẻ, người già và cách chữa?

Loại trừ chứng run tay chân lành tính thường gặp ở người già (trên 80 tuổi) và yếu tố sinh lý, thì bệnh này có thể do một số tác nhân sau:

>>Xem thêm: Các bệnh xương khớp thường gặp nhất ở người già

           Các bệnh cơ xương khớp ở trẻ cần đặc biệt quan tâm

Nguyên nhân gây run chân tay

1. Rối loạn thần kinh thực vật

Chứng run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường gặp phải ở người trẻ tuổi. Sự mệt mỏi, tâm trạng lo âu, suy nhược thần kinh cùng tình trạng căng thẳng kéo dài,… dễ gây ra chứng bệnh này. Dễ dàng phát hiện bệnh bằng dấu hiệu hồi  hộp, sợ hãi và run tăng mạnh nếu đứng trước đám đông hay bị mọi người chú ý.

2. Bệnh Parkinson

Sự thiếu hụt dopamine trong não là nguyên nhân gây bệnh với triệu chứng điển hình là run tay, run chân thường gặp nhất khi bước vào giai đoạn ngoài 50 tuổi. Dễ nhận thấy nhất là khi để tay trên mặt bàn, nhưng nếu đưa tay cầm nắm thì giảm run. Khởi phát bằng hiện tượng run một tay, lâu dần sẽ run hai tay kèm theo chứng chậm chạp, di chuyển không vững, giọng nói nhỏ, co cứng cơ,…

benh-run-chan-tay-o-nguoi-tre-nguoi-gia-va-cach-chua2

Bệnh Parkinson là nguyên nhân phổ biến gây run chân tay

3. Tổn thương não

Các tổn thương não do chấn thương hay di chứng của viêm não gây tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến những bất thường về hành động,… mà chứng co giật, run ngón tay, yếu cơ là một trong những dấu hiệu thường gặp.

4. Bệnh cường giáp

Nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút hoặc không đều, kèm triệu chứng run tay, run ngón tay liên hồi và tâm trạng căng thẳng, bứt rứt khó chịu,… là biểu hiện do cường giáp gây ra.

5. Do dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là run tay, run chân mà nhiều nhất là: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị hen suyễn hay thuốc kháng sinh chứa co-trimoxazole,…

Giải pháp điều trị bệnh run chân tay hiệu quả

Để khắc phục cũng như điều trị chứng run chân tay triệt để phải xác định chính xác, chữa trị theo nguyên nhân. Nếu chứng run tay chân xuất hiện trong thời gian dài không theo ý của sở chủ và không thể tự khắc phục, bạn cần đến ngay chuyên khoa thần kinh, nội tiết để truy tìm thủ phạm.  Một số cách chữa chứng run chân tay ở người già và người trẻ được áp dụng hiện nay là:

– Dùng thuốc: Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm giảm nhanh triệu chứng run chân tay. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì nó có thể gây ra những hậu quả không đáng có.

– Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng run hiệu quả, đồng thời làm chủ được hành động của cơ thể. Đeo thêm vật nặng vào cổ, tập viết bằng bút có kích thước lớn,… là một số liệu pháp được sử dụng phổ biến.

– Trị liệu tâm lý: Đối với chứng run vô căn hoặc run do rối loạn thần kinh thực vật thì phương pháp này tỏ rõ hiệu quả. Thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng stress và có lối sống lành mạnh,… là biện pháp giúp người bệnh loại bỏ được vấn đề này.

– Phẫu thuật can thiệp: Phẫu thuật mở đồi thị, liệu pháp gen – tế bào gốc và kích thích não sâu là 3 phương pháp có thể được áp dụng khi bệnh nhân áp dụng các cách trên không mang lại kết quả hoặc tác dụng phụ của thuốc quá nặng.

benh-run-chan-tay-o-nguoi-tre-nguoi-gia-va-cach-chua

Lối sống lành mạnh giúp điều trị và ngăn ngừa chứng run chân tay hiệu quả

Ngoài những giải pháp trên, việc sinh hoạt khoa học với chế độ ăn cân đối (chú ý bổ sung thêm magie), tập luyện thể dục – thể thao đều đặn, tập yoga, ngồi thiền, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích,… là những gợi ý hay giúp bạn cải thiện tình trạng đơn giản và rất hữu hiệu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo