Hội chứng chân không nghỉ: nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng chân không nghỉ là khái niệm dùng để chỉ một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi các cơn đau nhói, co kéo đến tê dần ở chân người bệnh mà không thể kiểm soát được gây cảm giác khó chịu và khiến cho bệnh nhân buộc phải di chuyển chân liên tục. Các triệu chứng này xảy ra nhiều nhất khi người bệnh đang nghỉ ngơi, ngủ vào ban đêm gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân và cách điều trị hội chứng chân không nghỉ để có biện pháp phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả ngay dưới đây.

Hội chứng chân không nghỉ: nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân hội chứng chân không nghỉ

Cho tới nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hội chứng chân không nghỉ là do đâu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học nhận định hội chứng này có liên quan tới các yếu tố như sau:

– Do di truyền: những người trong cùng một gia đình có tiền sử bị bệnh này sẽ có nguy cơ di truyền cao và biểu hiện các triệu chứng trước 40 tuổi. Đã xác định được 5 nhiễm sắc thể chứa gen liên quan đến hội chứng chân không nghỉ. Bên cạnh đó là sự rối loạn dẫn truyền ở vòng nối các hạch nền ở não sử dụng dopamin làm chất dẫn truyền gây nên các vận động không tự chủ.

– Do thiếu hàm lượng sắt trong não cũng gây hội chứng chân không nghỉ.

– Do các bệnh lý có liên quan như các bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường và bệnh lý thần kinh ngoại vi.

– Do sử dụng thuốc: thuốc chống nôn, thuốc chống loạn thần… làm tăng các biểu hiện của bệnh.

Cách điều trị hội chứng chân không nghỉ

Để điều trị hội chứng chân không nghỉ hiệu quả cần loại bỏ các yếu tố gây bệnh và giảm các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp tự nhiên hiện đang được áp dụng phổ biến để chữa trị cho người bệnh như sau:

Bổ sung sắt

Hội chứng chân không nghỉ: nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ sắt trong não thấp là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng chân không nghỉ. Do đó để khắc phục tình trạng bệnh cần bổ sung đầy đủ hàm lượng chất này. Bạn có thể bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó đừng bỏ qua các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như gan động vật, bí xanh bí đỏ, thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc, rau màu xanh đậm,….

Tập thể dục thường xuyên

Theo các nhà khoa học, việc luyện tập thể dục thể thao rất tốt cho người bệnh hội chứng chân không nghỉ giúp phóng thích hoóc môn endorphin, dopamine, duỗi cơ hoặc chỉ đơn giản là giúp cơ thể thư giãn. Bạn có thể tập aerobic hoặc yoga sẽ có tác dụng rất tốt.

Tạo tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng

Hội chứng chân không nghỉ: nguyên nhân và cách điều trị

Đây là biện pháp giải tỏa tinh thần tốt nhất giúp cho người bệnh giảm được các triệu chứng bệnh và tốt cho sức khỏe tâm thần của họ.

Biện pháp phân tâm

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Chest (Ngực), loại hình thư giãn giúp kích thích tinh thần gồm câu đố ô chữ, đọc sách, chơi bài, làm việc máy tính, may vá giúp bệnh nhân phân tâm và không nghĩ đến căn bệnh của mình.

Sự hỗ trợ của tình dục

Theo các nghiên cứu xác định quan hệ tình dục có thể giúp bệnh nhân RLS kiểm soát bệnh. Đó là khi hoạt động tình dục hưng phấn sẽ giúp thúc đẩy việc phóng thích hoóc môn dopamine và epinephrine, giúp đầu óc thư giãn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo