Bệnh tê nhức chân tay không nên coi thường

Bệnh tê nhức chân tay không nên coi thường bởi chúng có thể là dấu hiệu tố cáo nhiều chứng bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe hơn. Hiện tượng tê chân tê tay có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khiến giấc ngủ không sâu giấc, về lâu khiến việc cử động trở nên khó khăn hơn và dẫn đến bệnh mất ngủ.

Tê nhức chân tay hay theo Y học gọi đó là chứng tê bì chân tay (ma mộc) gây rối loạn cảm giác ở các đầu ngón chân tay được chia thành 2 cấp độ:

– Giai đoạn đầu (tê/ma): Triệu chứng khởi phát nhẹ bằng cảm giác châm chích, tê rần đầu ngón tay, chân tê; cảm giác như kiến bò, tê buốt và nhiều khi bị chuột rút khó chịu,… Lúc này, người bệnh vẫn cảm nhận được kích thích và không gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt.

– Giai đoạn nặng (bì/mộc): Các ngón tay bị tê nhức, tê bàn tay (tê tay trái hay te tay phải), buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay làm cho người bệnh khó cử động. Nguy hiểm hơn, đôi khi là mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn, có thể bị liệt cơ hay teo cơ. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng.

benh-te-nhuc-chan-tay-khong-nen-coi-thuong

Bệnh tê nhức chân tay không nên coi thường

Có thể xác định nguyên nhân chứng tê nhức chân tay là do 3 yếu tố chính sau đây:

Nguyên nhân gây đau nhức chân tay

– Tê chân tay do bệnh lý: Nếu mắc các bệnh về  đau ống cổ tay, thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa đốt sống cổ hay do ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, thừa cân, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin và khoáng chất,… là tác nhân khiến chứng tê chân tê tay biểu hiện rõ ràng.

– Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì hệ thống xương khớp càng dễ bị thoái hóa, khí huyết lưu thông bị giảm sút, máu lưu thông đến hệ thống thần kinh không tốt gây tê nhức chân tay thường xuyên hơn.

– Ít vận động: Do đặc thù công việc hoặc một số người lười vận động,… có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp và đặc biệt cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tê tay, tê chân.

+ Phụ nữ có thai, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ thai nhi có kích thước lớn, cân nặng tăng cùng với việc ít đi lại, ngồi xổm nhiều gây chèn ép mạch máu, làm máu kém lưu thông và khiến chân tay bị tê mỏi.

+ Một số người thường làm việc, ngủ, đứng sai tư thế hoặc người lái xe đường dài, lao động nặng, người làm việc văn phòng,… làm mạch máu và thần kinh bị chèn ép cũng bị chứng tê bì chân tay phổ biến.

benh-te-nhuc-chan-tay-khong-nen-coi-thuong1

Nằm ngủ sai tư thế cũng gây tê chân tay

Ngoài ra, yếu tố thời tiết và tác dụng phụ của một số loại thuốc,… cũng gây tê mỏi chân tay.

>>Xem thêm: Cảnh giác với đau các khớp ngón tay

                      Bị đau cứng cổ cần xử lý cẩn thận

Cách điều trị bệnh tê bì chân tay hiệu quả

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Một số biện pháp sau được coi là hiệu quả nhằm đẩy lùi chứng nhức mỏi chân tay hiệu quả:

+ Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ: Không ngồi xổm, cúi xuống nhấc vật nặng cũng như đi giày dép chật, để chân tay lạnh. Bạn cũng không nên lo lắng thái quá, cố gắng giữ tinh thần thoải mải, thư giãn.

+ Tăng cường vận động: Khi bị tê nhức chân tay, bạn nên vượt qua tâm lý e ngại cử động vì sợ đau nhức mà nên tăng cường tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là những động tác ở tay và chân.

+ Về chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo cân bằng chế độ ăn uống, điều chỉnh thực đơn hàng ngày sao cho cân đối; tránh thiếu chất và tránh tăng cân. Cố gắng thường xuyên kiểm tra kiểm soát lượng đường trong máu.

+ Dùng thuốc giảm đau: Khi gặp phải những cơn tê nhức cấp tính có thể sử dụng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không được lạm dụng và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng,…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo