Bệnh viêm khớp chữa bằng thuốc tây có khỏi được không?

Hỏi: Mẹ tôi bị bệnh viêm khớp gối gần  3 tháng nay, đã uống 15 ngày thuốc Tây y nhưng bệnh không thấy tiến triển gì . Tôi nghe nói bệnh khớp thuốc tây không chữa khỏi được. Vậy có thể cho tôi biết có bài thuốc nam nào chữa được bệnh này không? Và trong quá trình điều trị, mẹ tôi nên ăn những gì và kiêng ăn những gì? (Kim Thoa – Quảng Bình)
BỆNH VIÊM KHỚP CHỮA BẰNG THUỐC TÂY CÓ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

Đáp: Viêm khớp là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, Bệnh viêm khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây tàn phế và làm giảm chất lượng cuộc sống ở người mắc bệnh. Bệnh này là một bệnh mãn tính,điều trị theo Tây y chủ yếu là uống thuốc giảm đau kháng viêm, với tác dụng làm giảm các cơn đau khớp, hạn chế sự phát triển của bệnh mà thôi, Tây y chỉ đi chữa phần ngọn, phần triệu chứng của bệnh, nên khi uống thuốc thì bệnh đỡ, khi ngừng thuốc thì bệnh lại đau trở lại.
       Còn theo Y học cổ truyền quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
Do Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nên con người dễ bị các yếu tố gây bệnh là Phong – Hàn – Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây đau nhức.
Vì vậy khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa theo YHCT đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân ở xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và đề phòng chống lại các hiện tượng báo động sự tái phát của bệnh khớp xương. Chính do đi vào điều trị từ căn nguyên của bệnh nên mới điều trị dứt điểm được bệnh này.Vì vậy để chữa dứt điểm bệnh viêm khớp, bệnh nhân nên điều trị theo Đông y, và tốt nhất hãy đến các trung tâm đông y lớn, uy tín để chữa trị. Để có các chẩn đoán chính xác, xác định bệnh khớp đó thuộc nhóm nào, nguyên nhân cũng như cơ chế bệnh sinh của nó thì mới có thể điều trị hiệu quả được.Dưới đây là  một số qui tắc chung để bảo vệ khớp như:
– Tập luyện: cần duy trì hoạt động thường xuyên mà không làm tổn thương khớp, nên khởi đầu với tốc độ từ từ như đi bộ, tập thể dục nhiều lần trong ngày vào khoảng thời gian khớp ít đau và ít bị cứng nhất.
– Làm ấm khớp bằng miếng dán nóng hay massage, ngâm nước nóng hoặc tắm nóng trước khi tập thể dục có thể giúp làm nóng khớp, sử dụng những túi nóng trong vòng 20 phút có tác dụng làm ấm và thư giãn.
– Giảm trọng lượng dư thừa. Người có trọng lượng vượt chuẩn (cân đối giữa chiều cao và cân nặng) sẽ có nguy cơ bị viêm khớp gối cũng như một số khớp khác như lưng, háng, mắt cá, ngón chân; và khi đã bị viêm khớp gối thì những trọng lượng dư thừa này sẽ nhanh chóng làm vỡ xương sụn của khớp gối dẫn đến đau đớn.
– Chế độ ăn uống: nếu bị bệnh thoái hóa khớp thì việc lựa chọn thức ăn hằng ngày có thể tác động đến chất lượng sống của bạn nên lưu ý điều tiết chế độ ăn những khẩu phần ăn hợp lý thì dễ đưa thức ăn bạn ưa thích mà vẫn có lợi cho sức khoẻ .Không có loại thức ăn đơn thuần nào cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vì vậy cần đa dạng hóa thức ăn bằng cách dùng trái cây và rau quả mới, các loại ngũ cốc và bánh mì từ nhiều loại ngũ cốc, các loại đậu khô. Hãy dùng ít nhất vài khẩu phần mỗi ngày loại ngũ cốc còn nguyên chưa tinh chế để đảm bảo chất xơ. Ăn đủ trái cây, rau quả để cung cấp đủ lượng vitamin, muối khoáng và chất sợi. Đối với nhóm thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, thịt gia cầm và cá thì nên chọn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ đi phần da rồi chế biến không thêm mỡ để duy trì lượng calo cho phép. Không nên ăn quá 4 quả trứng trong một tuần vì chúng chứa nhiều cholesteron. Bên cạnh đó tùy theo từng bệnh khớp cụ thể mà có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, ví dụ như bệnh gout thì không nên ăn tôm, cua, đồ biển và đạm quá nhiều dễ gây rối loạn chuyển hóa làm cho cơn đau xuất hiện ngày càng tăng.
Tuy vậy, điểm quan trọng mấu chốt vẫn là đi khám bác chuyên khoa để được xác định rõ bệnh, mức độ, giai đoạn, tính chất, từ đó sẽ có phương pháp điều trị chuyên nghiệp.
BS Bạch Long
(Theo Kiến thức gia đình)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo