Mắc bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Bệnh đau dây thần kinh tọa là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là dân văn phòng, dân lái xe và những người có tính chất công việc nặng. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh to nhất của cơ thể, chạy dọc theo sau mông, đùi rồi xuống chân. Đóng vai trò vô cùng quan trọng giữ thăng bằng giúp cơ thể di chuyển. Vậy khi mắc bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, xin mời mọi người cùng tham khảo để biết rõ hơn.

1/ Yếu tố nào gây nên bệnh đau dây thần kinh tọa?

Như đã nói ở trên, dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất giúp cơ thể chống đỡ và di chuyển. Khi đau dây thần kinh tọa thường khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh tọa?

mac-benh-dau-day-than-kinh-toa-co-nguy-hiem-khong1

♦ Lao động nặng, sai tưu thế: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dây thần kinh tọa. Những người thường xuyên làm việc nặng như bưng bê, bốc vác. Hoặc những người thường xuyên ngồi máy tính với một tư thế, ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa cao hơn so với những người khác.

♦ Thoát vị đĩa đệm: Chứng bệnh này là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đau dây thần kinh tọa. Chính vì vậy, khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần nhanh chóng chữa trị nếu không muốn biến chứng gặp phải căn bệnh nguy hiểm này.

♦ Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp gây chấn thương vùng dây thần kinh, bị gãy xương rất dễ dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Khi cơ viêm hoặc nhiễm trùng thì tỉ lệ mắc bệnh cũng rất cao.

♦ Hẹp cột sống: Tình trạng hẹp cột sống có thể gây áp lực lên các dây thần kinh ở bên hông. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đau dây thần kinh tọa.

♦ Khối u cột sống: Đây là trường hợp hiếm gặp, khi khối u phát triển dọc theo cột sống hoặc trên dây thần kinh thì sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh và gây bệnh.

2/ Mắc bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi và một số trường hợp như nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân, những người thường xuyên làm việc nặng. Đây là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.

Khi bị đau dây thần kinh tọa các cơn đau sẽ chạy dọc theo dây thần kinh tọa đến tận các ngón chân. Vì vậy, nười mắc bệnh này thường có cảm giác tê buốt và đau nhức khó chịu. Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

mac-benh-dau-day-than-kinh-toa-co-nguy-hiem-khong2

Ở mức độ nhẹ người bệnh có thể lao động bình thường. Lúc này người bệnh cần lưu ý tư thế và điều chỉnh các hoạt động của cơ thể cho phù hợp. Nhưng nếu không điều trị sớm bệnh sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như: Gây rối loạn đại tiểu tiện. Người bệnh chán nản có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Nặng hơn nữa sẽ gây nên một số bệnh như vẹo cột sống, mở bàng quang, teo cơ đùi, cẳng chân đặc biệt là có thể bị tàn phế cả đời. Chính vì vậy, có thể khẳng định đau dây thần kinh tọa là một căn bệnh nguy hiểm cần phải nhanh chóng khám và chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm.

3/ Những thói quen giúp hạn chế mắc bệnh đau dây thần kinh tọa

Như đã nói ở trên, bệnh đau dây thần kinh tọa thường hay gặp ở người già. Nhưng hiện nay căn bệnh này đang trẻ hóa, xu hướng mắc bệnh ở những người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên. Vì vậy, cần phải phòng ngừa căn bệnh này càng sớm càng tốt, bằng cách:

mac-benh-dau-day-than-kinh-toa-co-nguy-hiem-khong3

+ Thường xuyên đến bệnh viện để khám xương định kì, kiểm tra mật độ xương và bổ sung canxi để đảm bảo cho xương chắc khỏe. Tránh tình trạng loãng xương gây bệnh nguy hiểm.

+ Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để xương luôn dẻo dai. Lưu ý nên tập các động tác phù hợp với lứa tuổi.

+ Hạn chế làm việc quá sức vì có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, từ đó dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

+ Chú ý cẩn thận để tránh tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp gây chấn thương dây thần kinh và xương khớp.

+ Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

+ Khi làm việc đảm bảo ngồi đúng tư thế và nên vận động đi lại giữa giờ không nên ngồi yên một chỗ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo