Bệnh viêm khớp và những thắc mắc về bệnh viêm khớp?

Bệnh viêm khớp là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những triệu chứng của bệnh gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, bệnh có thể phòng tránh được nếu bạn hiểu rõ và có những thông tin chính xác về bệnh.
 
BỆNH VIÊM KHỚP VÀ NHỮNG THẮC MẮC VỀ BỆNH VIÊM KHỚP?

 
Những thông tin về bệnh sẽ giúp bạn phát hiện ra những triệu chứng của người bệnh sớm nhất, để có những phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh kịp thời. Ngăn ngừa được sự phát triển của bệnh, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
BỆNH VIÊM KHỚP VÀ NHỮNG THẮC MẮC VỀ BỆNH VIÊM KHỚP?
Ai dễ mắc bệnh viêm khớp?
Bệnh viêm khớp có thể đến một cách âm thầm và sớm hơn bạn tưởng vì giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Đa số mọi người thường nghĩ viêm khớp chỉ xảy ra ở người già nhưng trên thực tế bệnh viêm khớp thường xảy ra những người độ tuổi trên 40 hoặc có thể thấp hơn, đặc biết với những người đã từng bị tổn thương xương khớp hoặc gia đình có tiền sử bệnh viêm khớp.
Chính vì ở giai đoạn đầu bệnh không có những biểu hiện gì nên bệnh nhân thường chủ quan và không đi khám để có phương pháp điều trị sớm nhất. Chỉ tới khi bệnh nặng thì mới đi điều trị thì sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.
Ở người viêm khớp, phần sụn, cơ quan có tác dụng bôi trơn, bảo vệ đầu xương dần mất đi, nguyên nhân hiện chưa rõ ràng nhưng đó là sự kết hợp giữa các nhân tố tuổi tác, gene di truyền, do chấn thương hay béo phì. Tuổi tác là một nguy cơ nhưng không hẳn ai về già cũng bị bệnh viêm khớp.
Triệu chứng nào cảnh báo viêm khớp?
Giai đoạn đầu của viêm khớp thường không có biểu hiện gì khác thường. Bệnh viêm khớp tiến triển ở vùng đầu gối, hông, xương sống, thắt lưng, cổ và khớp cổ tay. Chỉ khi bị mất lượng đáng kể sụn thì người ta mới cảm thấy đau và mất chức năng của khớp.
Nếu bị sưng, cứng hay đau khớp trong hơn 2 tuần, hãy đi khám bác sỹ. Việc chẩn đoán, dùng thuốc giảm đau, điều trị bệnh viêm khớp, điều chỉnh lối sống sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương nặng hơn. Phương pháp chẩn đoán cần phối hợp kết quả chụp X-quang, thử máu và thử nước tiểu.
Có loại thực phẩm để giảm viêm khớp hay không?
Có, đó là những thực phẩm chống viêm sưng, triệu chứng phổ biến ở cả dạng thấp khớp lẫn viêm khớp mãn tính. Đó là hàng tuần có vài bữa dùng thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 trong cá vùng nước lạnh hay trứng, tăng cường gia vị như gừng hay nghệ.
Người ta cũng thường nói rằng cà chua, khoai tây, cà tím, hạt tiêu cũng có thể giảm đau khớp nhưng mới có rất ít bằng chứng về mặt khoa học chứng minh điều này. Ngoài ra, người bị viêm khớp hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm có hóa chất làm tăng độ xốp hay mỡ động vật để tránh kích thích viêm sưng.
Bẻ khớp có thể gây viêm khớp không?
Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay, chân, vặn cột sống cổ, lưng tạo ra những tiếng kêu vui tai nhưng vô tình tạo ra lực phá hủy khớp bởi sự va chạm mạnh của hai đầu sụn khớp tiếp giáp nhau. Do đó bạn cũng cần chú ý tới việc bẻ khớp tay, chân…
Nếu muốn tạo cho khớp cảm giác thoải mái mà vẫn tránh được vi chấn thương thì chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa mà không gây đau, không tạo ra tiếng kêu vì động tác đơn giản này đã góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tránh được hiện tượng dính khớp và vi chấn thương.
Giải pháp nào để giảm đau do viêm khớp tại nhà?
 
BỆNH VIÊM KHỚP VÀ NHỮNG THẮC MẮC VỀ BỆNH VIÊM KHỚP?
 
Liệu pháp nóng hay lạnh đều cho thấy giảm đau khá hiệu quả. Tại nhà, bạn có thể đặt một túi vải nhỏ chứa gạo vào lò vi sóng để làm nóng lên trong 2 phút. Thử độ nóng trước khi áp lên vùng bị đau khớp, chườm như vậy cho đến khi nhiệt độ hạ dần.
Để giảm đau bằng nhiệt độ lạnh, bỏ túi nhỏ chứa hạt đậu Hà Lan vào tủ lạnh, sau đó lấy ra và chườm quanh vùng khớp bị đau và sưng.
Làm gì để phòng tránh bệnh viêm khớp?
 
Để phòng ngừa bệnh viêm khớp bạnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn các thực phẩm rau xanh,vitamin C,E, các thực phẩm giàu axit béo omega-3. Hạn chế ăn nhiều chất béo, ngọt, giàu năng lượng để tránh béo phì, thừa cân. Vì đây là một trong những nguyên nhân gât tăng lực nén lên tổ chức xương khớp.
Trong các vận động hàng ngày, chọn tư thế ngồi đúng cách, lưng thẳng, ghế có tựa để giảm tối đa lực ép lên đĩa đệm. Không cố hết sức để với cao, với xa hay khiêng vác vật nặng vì tất cả các động tác quá sức gây ra căng cơ, dễ trật khớp và cũng dễ tạo ra vi chấn thương lên ổ khớp.
Không nên tắm quá lâu, nằm ngủ trực tiếp trên nền gạch vì nền gạch lạnh, môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây co cơ, hẹp khe khớp tăng nguy cơ tạo vi chấn thương. Ngoài ra, cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm các bệnh như đái tháo đường, loãng xương, bệnh gout để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về khớp.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về bệnh viêm khớp, bạn nên đi khám và điều trị bệnh trước khi bệnh trở nặng để hỗ trợ trong việc điều trị đạt kết quả hơn mong đợi. Những bài tập hàng ngày cũng hỗ trợ rất tốt trong việc lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp và có thể phòng ngừa được bệnh hiệu quả. Do đó bạn cũng cần có chế độ tập luyện hàng ngày để bạn có một sức khỏe tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo