Các loại chấn thương khớp gối thường gặp

Chấn thương khớp gối là một trong những tổn thương thường gặp nhất khi chơi thể thao và lao động nặng. Tìm hiểu các loại chấn thương khớp gối thường gặp để biết cách xử lý có hiệu quả nhất, phòng tránh các hệ lụy ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp về sau.

Khớp gối là khớp lớn nhất trong cơ thể người, có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bộ phận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :

Hành trình chữa khỏi bệnh đau, thoái hoá khớp gối bằng bài thuốc gia truyền

cac-loai-chan-thuong-khop-goi-thuong-gap

Cấu trúc giải phẫu khớp gối

Có thể hình dung đơn giản như sau:

+ Đầu dưới là xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.

+ Hai dây chằng chéo trước và sau có nhiệm vụ quan trọng nhất: giữ cho đầu trên xương chầy và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động.

+ Hệ thống dây chằng bên trong và dây  chằng bên ngoài giữ cho gối không bị trượt sang bên.

+ Tiếp đó, phần lót giữa lồi cầu đùi (hình cầu) và mâm chầy (phẳng) là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Đảm nhận chức năng: làm gia tăng diện tiếp xúc, phân bố đều lực tác động lên gối.

Như vậy, với cấu trúc phức tạp thì khớp gối dễ mắc phải nhiều tổn thương khác nhau. Có trường hợp chỉ cần nẹp hoặc vật lý trị liệu điều trị, nhưng không ít trường hợp cần phẫu thuật. Sau đây là một số chấn thương khớp gối thường gặp mà bạn nên biết:

Các loại chấn thương khớp gối thường gặp

Tổn thương dây chằng chéo trước

Đây là tổn thương thường gặp phải nhất trong các trường hợp chơi các môn thể thao có cường độ mạnh. Tình huống cản bóng, thay đổi hướng di chuyển đột ngột hay cú tiếp đất không thuận có thể dẫn đến tình trạng sưng đau vùng gối (dây chằng bị giãn), lỏng gối và teo cơ (đứt 1 phần hay hoàn toàn dây chằng trước). Chúng còn đi kèm với đứt các dây chằng khác, rách sụn chêm và tổn thương sụn khớp,… Dễ dẫn đến bệnh cảnh thoái hóa khớp sau chấn thương.

cac-loai-chan-thuong-khop-goi-thuong-gap1

Tổn thương dây chằng chéo trước

Tổn thương dây chằng chéo sau

Thi đấu thể thao, những cú va đập mạnh trực tiếp vào xương chầy đầu gối, bị ngã khi đầu gối đang gập hoặc cú sút bóng mạnh nhưng hụt,… thường gây ra tổn thương dây chằng chéo sau.

Cũng giống như đối với dây chằng chéo trước, tổn thương dây chằng chéo sau có thể gây sưng và đau khớp gối, lỏng gối và teo cơ. Nhưng chúng không để lại hậu quả nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị hơn so với dây chằng chéo trước.

Tổn thường dây chằng bên

Gồm tổn thương dây chằng bên trong và bên ngoài, ít gặp phải tình trạng đứt dây chằng so với 2 tổn thương trên.

– Tổn thương dây chằng bên trong: do một va chạm trực tiếp vào phía ngoài khớp gối hay gặp trong chấn thương thể thao. Ở trường hợp nặng có thể gây tràn dịch khớp gối.

cac-loai-chan-thuong-khop-goi-thuong-gap2

Đứt dây chằng hai bên

– Tổn thương dây chằng bên ngoài: Ngược lại với trường hợp trên. Đó là một va chạm ở phía trong khớp gối đẩy khớp gối ra phía ngoài. Ở trường hợp nặng, có thể gây đau yếu mặt ngoài, tụ máu trong khớp.

Tổn thương sụn chêm

Gồm tổn thương sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chấn thương thể thao trong bóng đá và một số trường hợp tai nạn giao thông có thể gây rách, vỡ, dập sụn chêm. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng gây ra tình trạng này.

Tổn thương gân

Không cẩn thận bị té ngã, va chạm trực tiếp vào phía trước khớp gối hoặc tiếp đất không đúng kỹ thuật khi đang nhảy cao, độ tuổi trung niên chơi các môn thể thao vận động mạnh,… dễ gây ra tổn thương gân. Gân bánh chè và gân cơ tứ đầu có thể gây giãn hoặc đứt.

cac-loai-chan-thuong-khop-goi-thuong-gap3

Đứt gân bánh chè

Tổn thương sụn khớp

Ngã trên cao xuống, chấn thương thể thao hay tai nạn có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào mặt khớp dẫn đến hiện tượng này. Tổn thương sụn khớp thường đi kèm với tổn thương dây chằng chéo trước, chiếm 20% – 70% các trường hợp lỏng gối mãn tính. Triệu chứng tổn thương sụn khớp có nhiều điểm tương đồng với tổn thương sụn chêm. Bạn sẽ cảm thấy liếng lục cục trong khớp, đau khi cử động và chịu tỳ ở gối, sưng, kẹt khớp,…

Trên đây là những chấn thương khớp khối thường gặp nhất và điều trị chúng có thể áp dụng biện pháp không phẫu thuật (nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, thuốc giảm đau chống viêm không steroid) hoặc phẫu thuật khi cần thiết để phục hồi chức năng xương khớp. Tùy từng trường hợp cụ thể: mức độ thương tổn, tuổi, tình trạng sức khỏe,… để có cách chữa trị phù hợp nhất. Ngay khi chấn thương phát hiện mình có triệu chứng: tiếng khêu lạo rạo, nhức khớp gối và sưng đau dữ dội, không cử động được, đi khập khiểng,… bạn cần gặp bác sĩ ngay để có hướng khắc phục hiệu quả nhất.

   XEM THÊM :

Bình luận

  1. Nguyen thuy huong says: Trả lời

    Cho e hỏi sau khi bị va cham trực tiep vao nhau lam chân đau không thể choi dá bong luc do nưa qua ngay sau sưng len va dau nhieu,khoang vai ngay la het sưng it dau sau khi xoa bop ,nhung di hơi dau chưa co thể di lại tư nhien duoc,vay cho e hoi trieu chứng vay la bị sao vay bac si..khoang 10 ngay rui ạ.mong bac si giup em

  2. Nguyễn bá sơn says: Trả lời

    Chào bác sĩ.
    E có chơi bóng đá. Trong lúc cản bóng khi đối phương đang sút với lực mạnh thỳ e thấy mép gối bên trái của e như giãn ra. Và không thể ngồi chống chân. Mấy ngày sau nó rất đau. K thể di chuyển bình thường được. E có đi chụp xquang. Và bác sĩ bảo xương k tổn thương. Đã gần một tháng trôi qua mà nó vẫn k khỏi. Chỉ đỡ cảm giác đau. Nhất là khi ngồi xổm, không thể nào gập hết gối ở chân bị thương, nó vẫn rất đau. Khi co chân lại duỗi ra thỳ nó phát ra tiếng kêu. Duỗi chân hết cỡ ra thỳ nó vẫn đau bác sĩ à. E có cảm giác như nó bị trật xương ở khớp gối bên trái. , e rất lo lắng vì nó khiến e không thể đi làm bình thường được ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt rất nhiều.
    Em mong nhận được sự tư vấn chân thành của bác sĩ. Giúp e có cách điều trị tốt nhất để nhanh chóng hồi phục. E xin chân thành cám ơn.

  3. Nguyễn Văn Việt says: Trả lời

    tình trạng của cháu thế này.lú cháu lao vao tranh bóng đầu gối không trực tiếp bị va chạm ma phần cẳng chân dưới bị va cham trực diện phía trước .về cháu ngồi xổm thay đau chỗ gối,duỗi chân hay co chan la dau khong duoi co duoc het.bác giúp cháu với

  4. phạm việt hà says: Trả lời

    E có đi xe máy bị va quệt sau khi đi chụp đầu gối xương kg sao hiện tại đầu gối kg sưng nhưg khi bước để đi thì kg thể đi đc và có cảm giác như khớp gối ặt ra hướng khác và đau xin bs tư vấn giúp e

  5. nam anh says: Trả lời

    Cách đây 3 hôm em không may bị tai nạn xe máy và phần đầu gối bị tổn thương ngay lúc đó thì em khó đứng lên nhưng không đứng được phải nhờ người dìu đến vỉa hè .1 lúc sau e cũg ko đửg vữg đc.hôm nay thì em đã đứng được rồi nhưng Khi em gặp đầu gối thì em thấy rất đau co lại hết cỡ thì cực kỳ đau .E có qua Bệnh viện chụp X quang .Người ta bảo xươg không sao cả.Về quấn quấn quah đầu gối.hìh như là nịt đầu gối ạ.Hiện tại e đi lại rất khó khăn nhất là đi cầu thag.mong các bác sĩ giúp e.e chân thàh cảm ơn

  6. TrungBV says: Trả lời

    Chào bác, e đang có tình trạng giống hệt bác, ko biết đó là bị làm sao, có nghiêm trọng không và phải điều trị thế nào. Bác có kinh nghiệm gì mong bác giúp đỡ.
    Cảm ơn./

  7. Minh Quý says: Trả lời

    Kính gửi chương trình
    e chơi bóng chuyền khi tiếp đất mất thăng bằng thì khớp gối chân trái bị xoay và có 1 tiếng “cụp”. giống lật khớp.
    lúc mới bị rất đau, em đã sơ cứu bằng cách chườm đá 15-20′.
    giờ có thể co giãn chân được.Nhưng đi lại cảm giác đau, Giờ ( 2 tiếng sau khi chấn thương) chưa có hiện tượng xưng tím nhưng khi sờ vào bên trái gối thì hơi đau.kính mong chương trình tư vấn có phải bị đứt dây chằng ko? xin cảm ơn

  8. Phạm việt chiến says: Trả lời

    Chao bac sy.em co mot so trieu chung mong bac sy tư van.dau goi trai cuả em khi co chân ngoi thi co cam giac căng tức,khi duoi thăng̉ chân va co laị thi dau goi kêu cạch.mong bac sy cho e 1 so biên phap tập luyện.xin cam ơn bác sỹ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo