Cách xử lý khi bị trật khớp vai, tay, chân, gối

Trật khớp thường gặp là khớp chân, gối, tay, vai,… không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách sơ cứu, xử lý đúng cách có thể khiến bệnh nhân phải gánh chịu các rắc rối về sau. Cách xử lý khi bị trật khớp vai, tay, chân, gối bạn cần biết để đối phó kịp thời và hiệu quả với hiện tượng này nếu chẳng may gặp phải.

Trật khớp là tổn thương mà 2 đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu, khiến chúng so le nhau làm biến dạng, gây đau đớn dữ dội và mất khả năng vận động ban đầu. Nguyên nhân được xác định gây trật khớp những cử động mạnh đột ngột hay những động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần như: chơi thể thao, tai nạn, làm các việc nặng nhọc, trượt ngã,… tác động trực tiếp lên các khớp gối, vai, tay, chân,… gây nên tổn thương tại các vị trí này. Ngoài ra, người mắc các bệnh về xương khớp hay tuổi tác cao cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này nhiều hơn.

cach-xu-ly-khi-bi-trat-khop-vai-tay-chan-goi

Trật khớp

Dấu hiệu nhận biết trật khớp vai, khớp tay, khớp chân và khớp gối

Trật khớp vai, khớp tay, khớp chân và khớp gối là những vị trí thường gặp đối với tổn thương này. Tại các vị trí đầu xương bị sai lệch bạn sẽ thấy các biểu hiện sau:

– Trật khớp vai: Cảm giác đau khớp vai không thể cử động hoặc biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn; sờ thấy hõm khớp vai rộng hơn; ép cánh tay vào thân sẽ đau và khi thả cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ,…

– Trật khớp cổ tay, cổ chân: Tại chỗ bị khớp bị trật bằng mắt thường có thể nhận thấy được. Đau đớn và các cử động khó khăn là dấu hiệu phổ biến nhất.

– Trật khớp gối: Đầu gối sưng nhức và dau goi; đi lại bị hạn chế thậm chí là không thể đứng hoặc chuyển động được.

Cách xử lý khi bị trật khớp vai, tay, chân, gối

Tổn thương này nhỏ nhưng để lại hậu quả lớn nếu bệnh nhân không biết cách xử lý nhanh những bước ban đầu. Do vậy, không nên chủ quan với chúng mà nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để biết cách ứng phó có hiệu quả khi bản thân hoặc người khác rơi vào tình huống này.

Căn cứ vào từng vị trí mà khớp bị sai khác cũng như mức độ mà có các bước sơ cứu áp dụng tại vị trí nào và cách điều trị cũng có phần khác nhau. Nhưng về cơ bản, sơ cứu bệnh nhân bị trật khớp gồm những thao tác cơ bản sau đây:

*Bước 1: Bất động

Đây là việc quan trọng cần thực hiện đầu tiên khi thấy triệu chứng trật khớp. Việc di chuyển, cử động hay một các động tác như xoay lắc hay nắn bóp cố gắng đưa khớp trở lại vị trí ban đầu có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bởi các tổn thương cơ, dây chằng, dây thần kinh hay các mạch máu vùng quanh lúc này rất dễ xảy ra, cảm giác đau đớn cũng không thuyên giảm mà thậm chí còn tăng nặng hơn.

*Bước 2: Cố định khớp

Trước khi có sự can thiệp của bác sĩ, để giảm tình trạng đau đớn và khớp được giữ ở tư thế an toàn bạn cần dùng băng vải để nẹp cố định và nâng đỡ khớp.

 cach-xu-ly-khi-bi-trat-khop-vai-tay-chan-goi1

Cố định khớp là bước quan trọng khi sơ cứu trật khớp

*Bước 3: Chườm lạnh 

Tiếp theo, dùng túi chườm lạnh áp vào vị trí trật khớp khoảng 10-15 phút. Đây là biện pháp giảm đau hiệu quả, giảm sưng tấy. Chú ý tránh chườm nóng hoặc dùng dầu nóng, mật gấu để xoa bóp vì có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.

*Bước 4: Đến bệnh viện

Sau khi đã thực hiện những bước nêu trên, nếu các cơn đau vẫn không thuyên giảm; hoặc đã bớt đau nhưng để chắc chắn hơn tình trạng hiện tại bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có các phương án chữa trị trật khớp hiệu quả hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo