Chẩn đoán bệnh loãng xương và cách điều trị

Bệnh nhân mắc loãng xương cần được chữa trị kịp thời nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra. Thông tin về cách chẩn đoán bệnh loãng xương và cách điều trị loãng xương đúng cách sau đây sẽ giúp bạn có những kiến thức căn bản về bệnh này.

chan-doan-benh-loang-xuong-va-cach-dieu-tri

Mật độ xương thấp gây loãng xương

Loãng xương là tình trạng khối lượng xương và chất lượng xương bị suy giảm, về lâu dài chúng làm tăng nguy cơ giòn xương và gãy xương. Ảnh hưởng nhiều đến vận động, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe người bệnh. Yếu tố tuổi tác có ảnh hưởng lớn đến chức năng xương khớp và liên quan trực tiếp đến bệnh loãng xương. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này hơn. Một số nguyên nhân gây loãng xương thường gặp là:

Nguyên nhân gây loãng xương

– Nội tiết tố suy giảm: Loãng xương thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Trong khoảng 6-8 năm sau tuổi mãn kinh nếu bị loãng xương dễ thấy biểu hiện lún đốt sống, gù, còng,…

– Chế độ chất dinh dưỡng bị thiếu hụt: Đặc biệt là thiếu canxi, vitamin D dễ mắc bệnh này. Có thể nhận thấy, những người có thể trạng yếu, gầy gò do ăn kiêng hoặc trẻ nhỏ bị thiếu chất còi xương khi lớn lên có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

– Mắc các bệnh khác: cường giáp, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, suy sinh dục, cắt tử cung buồng trứng sớm, cắt dạ dày ruột, viêm loét dạ dày ruột, liệt nửa người, đái tháo đường, bệnh khớp mãn tính (viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp),… dễ bị loãng xương.

– Dùng thuốc: Thuốc chống động kinh, thuốc chữa tiểu đường, thuốc chống đông và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid trong thời gian dài đẩy nhanh nguy cơ loãng xương.

 chan-doan-benh-loang-xuong-va-cach-dieu-tri1

Một số loại thuốc có thể gây loãng xương

Ngoài ra, nguyên nhân gây loãng xương còn được xác định do yếu tố di truyền, sử dụng nhiều chất kích thích, người ngồi nhiều,…

Triệu chứng loãng xương thường gặp

– Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị xẹp lún, bị gãy.

– Tình trạng đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.

– Đau ngực, khó thở, chậm tiêu khi đã có biến chứng.

– Hiện tượng gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng),… Chúng có thể xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, một số bệnh nhân còn không rõ chấn thương.

Rất ít trường hợp phát hiện mình bị loãng xương ở khi mới phát bệnh bởi các dấu hiệu bệnh tiến triển âm thầm. Để chẩn đoán sớm bệnh loãng xương, người ta sử dụng phương pháp đo mật độ xương bằng hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) tại hai vị trí là cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Bên cạnh đó, còn phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác.

Cách điều trị bệnh loãng xương

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây loãng xương cũng như tỷ lệ mất xương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Điều trị loãng xương trước tiên cần điều trị triệu chứng, có thể dùng thuốc hay điều trị ngoại khoa, bổ sung estrogen,… Bên cạnh đó cần chú ý:

– Thay đổi chế độ ăn uống: bị bệnh loãng xương nên ăn gì để cải thiện? Cần bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong thực đơn hàng ngày. Cá, trứng, nấm, đậu nành, cải xoong, đậu cove, hạnh nhân, bắp cải,… là những thực phẩm giàu 2 thành phần này mà bạn có thể tìm thấy.

chan-doan-benh-loang-xuong-va-cach-dieu-tri2

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng và điều trị loãng xương hiệu quả

– Thói quen sinh hoạt khoa học: Loại bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

– Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn để tăng cường sự dẻo dai, đảm bảo chức năng xương khớp linh hoạt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo