Đau nhức mỏi trong cơ bắp chân phải làm sao
Đau nhức mỏi trong cơ bắp chân phải làm sao? Đau nhức cơ bắp chân không phải hiếm gặp. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng đây là triệu chứng gây ra nhiều phiền phức cho sinh hoạt, cản trở công việc. Vậy đau nhức bắp chân do đâu và cách điều trị đau cơ bắp chân như thế nào cho có hiệu quả? Một số thông tin trong bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.
Đau nhức bắp chân có đặc điểm là cảm giác bắp chân bị đau nhức, mỏi hoặc nặng chân; đau nhức trong bắp thịt chứ không phải cảm giác đau trong xương. Thời điểm đau có thể bắt gặp nhiều lúc trong ngày không cố định. Đối tượng ít vận động, làm việc phải thường xuyên đứng hoặc ngồi một chỗ suốt thời gian làm việc (nhân viên văn phòng, nhân giáo viên, công nhân,…); hoặc những người thường xuyên quỳ gối, ngồi lên bắp chân (người tu hành) thường bị đau bắp chân nhiều nhất.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau nhức toàn thân và cách điều trị
Đau nhức mỏi trong cơ bắp chân phải làm sao?
Thủ phạm gây đau nhức bắp chân có thể chẩn đoán là:
Nguyên nhân gây đau nhức mỏi trong cơ bắp chân
1. Suy tĩnh mạch:
Do sự ứ đọng máu ở phần thấp của chân khiến sự lưu thông máu bị ứ trệ, làm máu ứ đọng ngày càng nhiều nên gây chèn ép làm người bệnh có cảm giác đau nhức (suy tĩnh mạch). Biểu hiện rõ ràng khi bị đau nhức chân do nguyên nhân này đó là những cơn đau xuất hiện vào cuối ngày làm việc. Có thể do tư thế làm việc, đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều và ít vận động. Ngoài ra, cơn đau cũng lặp lại theo chu kỳ có thể nhận biết đó là: cảm giác đau ít vào buổi sáng và tăng nặng lúc về chiều.
Bên cạnh đó, một số người còn thấy nhức mỏi chân, chân phù, nặng chân và bị vọp bẻ về đêm,…
2. Do bị chuột rút:
Những người không khởi động trước khi tập thệ dục hay tập thể dục quá sức, tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ mang thai, cơ thể mất nước, tuần hoàn máu kém hoặc một số tác dụng phụ của thuốc,…dễ bị chuột rút, biểu hiện bằng những cơn đau nhức trong bắp chân.
3. Tắc mạch máu:
Một số bệnh lý như: xơ vữa động mạch, viêm nội mạc động mạch,… sẽ làm hẹp tắc lòng mạch, từ đó dẫn đến thiếu máu và rối loạn dinh dưỡng. Dần dần xuất hiện hoại tử ở ngón và bàn chân, có thể cả cổ và cẳng chân. Bên cạnh đó. điều kiện khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, người nghiện thuốc lá, ăn uống thiếu các vitamin, bị áp lực kéo dài, mắc các bệnh: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, ít vận động,…làm triệu chứng đau chân dễ biểu hiện và tăng mức độ.
Cách điều trị đau nhức cơ bắp nhân
Cũng như các bệnh khác, hiệu quả điều trị đau nhức bắp chân hiệu quả không căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Và điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây nhức mỏi bắp chân, từ đó có cách điều trị phù hợp và loại bỏ chúng.
Điều trị đau nhức cơ bắp chân cần xác định chính xác nguyên nhân
Một số cách chữa chân đau nhức đơn giản là:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống:
+ Uống nhiều nước bởi mất nước trong quá trình vận động cũng là một tác nhân gây chuột rút, làm đau mỏi chân nên bạn cần lưu ý điều chỉnh.
+ Thực đơn hàng ngày cần cân đối dinh dưỡng và chú ý bổ sung một số loại thực phẩm giàu magie, canxi và vitamin,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và làm giảm cảm giác đau nhức.
– Áp dụng các động tác xoa bóp giúp các cơ được thư giãn và các cơn đau dịu nhanh. Tuy nhiên, cần tránh sai lầm thường gặp đó là dùng dầu nóng xoa bóp bởi sức nóng của dầu gây ra làm cho tĩnh mạch càng dãn thêm. Bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm nhiều lần.
– Loại bỏ một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là thói quen hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích. Thay vào đó bạn nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau và tăng sức dẻo dai cho cơ bắp,…
Đây là những lời khuyên giúp dấu hiệu nhức bắp chân/đau nhức chân thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, để chữa trị mang lại hiệu quả cao và không bị tái phát sau đó thì bạn cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp vô cùng quan trong nên bác sĩ sẽ giúp bạn điều đó một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!