Hỏi đáp về bệnh viêm khớp vai

Câu hỏi

Chào bác sỹ !

Tôi năm nay 35 tuổi chơi tennis cũng được 3 năm nay rồi. Khoảng 2 tháng trước tôi thường bị đau ở vai nhưng không rõ rệt. Thỉnh thoảng vai bị đau khi tôi dơ tay lên cao hoặc xoay vai, đặc biệt khi tối ngủ mà nằm đè lên vai bị đau thì sáng dậy vai đau ê ẩm cho đến khi xoa bóp, vận động khoảng 20-30 phút  mới thuyên giảm. Vai đau tăng dần đến mức tôi phải xoa thuốc bóp và nghỉ chơi cả tuần mới thấy đỡ đau.
Nhưng hơn 1 tuần gần đây vai của tôi đau mạnh và thường xuyên hơn làm tay cử động, sinh hoạt rất khó khăn. Không chơi được tennis nữa. Xin bác sỹ cho biết tôi bị bệnh gì và vai tôi có khả năng hồi phục như lúc đầu để có thể chơi tennis lại bình thường không? Tôi cảm ơn bác sỹ (Thanh Bình – Thanh Oai, Hà Nội)
HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM KHỚP VAI
Hỏi đáp về bệnh viêm khớp vai 

Trả lời:

Chào bạn !Theo như bạn mô tả, rất nhiều khả năng bạn đã bị viêm khớp vai  hoặc rách nhóm gân cơ xoay ở vai.
Viêm khớp vai là tình trạng đau quanh khớp ở vùng vai, nguyên nhân là do tổn thương các phần mềm quanh khớp gồm gân, cơ dây chằng, viêm bao khớp, sụn khớp và màng dịch họa. Triệu chứng viêm khớp vai  là đau âm ỉ xung quanh các khớp, lúc đầu là những cơn đau nhẹ xung quanh vai. Khi bệnh phát triển có thể gây ra chứng viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động của khớp vai.
Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác dơ tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai.
Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, một khi bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị.
 
Nguyên nhân gây ra bệnh
Đau khớp vai, viêm khớp vai hay rách nhóm gân cơ xung quanh vai là do vận động quá mức trong thể thao, thường gặp ở các môn: tennis, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ…. Với các nguyên nhân sau
– Chơi quá sức.
– Khởi động không kỹ.
– Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc yếu trong người khi chơi.
– Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, smash hay rờ-ve trong tennis, cú smash, đánh phong trong cầu lông; , giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…
Chẩn đoán và chữa trị:
Khi bị chấn thương đau vai, chúng tôi khuyên bạn nên làm những việc sau:
– Ngừng chơi cho đến khi vai trở lại bình thường
– Chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút. Tắm nước nóng toàn thân.
– Phải treo tay lên nếu đau nhiều.
– Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
– Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau.
– Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.
– Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên nhưng sau một tuần bệnh không thấy thuyên giảm, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa xương khớp hoặc chấn thương thể thao để chuẩn đoán và có kế hoạch chữa trị bệnh kịp thời, hồi phục lại chức năng vận động của khớp vai.
Những việc sau đây bạn không nên làm:
– Bạn không được xoa bóp các loại dầu nóng hoặc rượu thuốc vào vùng vai đau vì như vậy nóng sẽ làm tụ máu tăng sưng nề nơi gân quanh vai vùng tổn thương
– Không nên nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.
– Không cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
Biện pháp điều trị chuyên khoa:
Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa:
– Chụp XQ, hoặc MRI(cộng hưởng từ) để tìm chồi xương va khảo sát gân rách
– Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ.
– Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm.
– Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh.
– Chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm.
– Nếu nặng hoặc tái di tái lại bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nội soi khớp vai lấy mô viêm trong gân, làm gân trơn láng trở lại, hoặc may lại gân rách.
Đây là 1 phương pháp phẫu thuật tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, thẫm mỹ, ít đau, thời gian phục hồi nhanh, giúp bạn có thể chơi lại thể thao phong độ cao. Bạn có thể cân nhắc để điều trị bằng phương pháp này
 
Chơi trở lại sau hồi phục chấn thương như thế nào?
Sau khi điều trị bệnh bạn cần có chế độ tập luyện phù hợp, tuyệt đối không nóng vội và chơi ngay tennis với cường độ như xưa mà phải tuân thủ các điều sau:
– Tập tăng sức mạnh gân cơ, tập tăng độ dẻo của cơ vùng vai bằng các bài tập kéo dãn.
– Tập thể lực và độ bền toàn thân.
– Khởi động-làm nóng kỹ trước khi chơi.
– Điều chỉnh kỷ thuật các động tác chơi cho chuẩn.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo