Một số thông tin về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây đau và cứng khớp. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc vận động. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi.
 
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp là do tình trạng già đi của khớp, làm các lớp sụn đệm ở đầu xương trong khớp bị thoái hóa, bề mặt sụn xương trở nên thô giáp, nếu sụn bị thoái hóa hoàn toàn hai đầu xương có thể cọ vào nhau làm xương tổn thương và đau cho người bệnh.
Thoái hóa khớp là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm thừa cân, lão hóa, sang chấn hoặc stress ở khớp, di truyền và yếu cơ. là hiện tượng khớp bị tổn hại (oxihóa, biến dạng, vôi hóa…) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 loại nguyên nhân chính:
 
Nguyên nhân nguyên phát 
Đây là nguyên nhân hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp xương như: tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.
Nguyên nhân thứ phát :
Là nguyên nhân xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong THK ở người cao tuổi.
Người ta cho rằng, người trên 40 tuổi hay gặp thoái hóa khớp có lẽ ở chừng mực nào đó có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp, người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin to kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.
Có một số nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp mà ta có thể phòng tránh được như đối với những trường hợp thừa cân, béo phì cần có chế độ ăn uống hợp lý để giảm cân, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống cũng như vận động thường xuyên để tránh được bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
Đau khi vận động
Triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa khớp là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ, liên tục cả khi nghỉ, đau trội hơn khi vận động.
Ngón tay : Thường do di truyền. Tỷ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở phụ nữ cao hơn đàn ông (đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh). Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau, khó vận động các ngón tay.
Thoái hóa khớp gối: Gây đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khuỵu xuống đột ngột.
Thoái hóa cột sống thắt lưng : Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, gây đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hóa khớp háng: Người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi và dọc theo đường đi của thần kinh tọa.
Cột sống cổ : Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng. Làm cho việc vận động cổ gặp khó khăn, khi ngoái cổ sang trái phải, đằng sau thì người bệnh cảm thấy đau.
Gót chân: Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân vào buổi sáng, lúc bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên. Sau khi đi được vài chục mét, cảm giác đau giảm nhiều, bệnh nhân đi đứng bình thường.
Những vùng mắc bệnh thoái hóa khớp đều mang lại sự đau đớn cho bệnh nhân mỗi khi vận động, làm giảm khả năng vận động của người bệnh, dần dần người bệnh cảm thấy lười hoạt động có thể dẫn tới việc teo cơ.
Hạn chế vận động :
Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Vận động khớp thường thấy tiếng lạo xạo hoặc lục khục. Kèm theo có thể thấy đầu xương bị phì đại, lệch trục khớp, teo cơ… Do đó khi xuất hiện những dấu hiệu này cách tốt nhất là bạn nên đi khám để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để bệnh nặng hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thóai hóa khớp gối : các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể không ngồi được.
Thoái hóa khớp vai : sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu.
Thoái hóa khớp háng: đi khập khiễng, giạng hay khép háng đều khó khăn, khó gập đùi vào bụng.
Bệnh thoái hóa khớp có thể phòng tránh, hạn chế được sự phát triển của bệnh thông qua chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày. Khi có các dấu hiệu của bệnh thì cách tốt nhất là bạn nên đi khám và điều trị bệnh thoái hóa khớp kịp thời, tránh trường hợp tự ý mua thuốc điều trị làm bệnh trở nên nặng hơn, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo