Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp cổ có gai

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có gai là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, bên cạnh việc thoái hóa diễn ra do quá trình thoái hóa tự nhiên và đồng thời do lối sống không khoa học làm cho quá trình thoái hóa trở nên nhanh hơn. Nếu như bệnh nhân gặp phải trường hợp thoái hóa đốt sống cổ có gai thường thấy một số biểu hiện như: đau ê ẩm vùng sau gáy và nhức mỏi từ bả vai xuống tới cánh tay gây khó chịu cho người bệnh và khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ có gai là việc làm không dễ dàng, bởi bệnh rất dễ tái phát và xảy ra thường xuyên nếu như bạn vận động mạnh trở lại. Đây là căn bệnh khó điều trị và hay tái phát nên mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ khi còn trẻ, và cần biết tới hướng điều trị bệnh hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của bạn nhé!
Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp cổ có gai 

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ có gai

– Thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nghề nghiệp, nên sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp và chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
– Đối với nhân viên văn phòng, cần tạo thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc bằng những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không nên ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài. Đồng thời, cũng nên kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp cổ có gai 
– Không nên nằm sấp khi ngủ vì tư thế này khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn các loại gối có độ cứng phù hợp để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
– Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
– Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu, ngồi tàu xe đường dài cần có gối tựa đầu và tựa lưng.
– Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm, nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.
– Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh gai đốt sống cổ có gai

Việc điều trị bệnh gai cột sống cổ thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao… Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
Phẫu thuật được đặt ra khi có sự vôi hóa phần lớn các dây chằng đốt sống làm hẹp ống tủy hoặc các lổ tiếp hợp ở cột sống, gây chèn ép các rễ thần kinh. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
Đây là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh vì thế nên những hiểu biết về bệnh rất cần được mọi người để tâm tới để tự chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình bạn nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo