Phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp xương là một căn bệnh phổ biến hiện nay, việc đi lại nhiều cũng có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ chân. Tuy đây là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng những năm gần đây bệnh đang có xu hướng xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi. Trong đó những người bị thoái hóa khớp cổ chân đang là căn bệnh có nhiều diễn biến khá phức tạp. Đây là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tàn phế. chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh này mà chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin rõ ràng về bệnh này. Mời các bệnh cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp cổ chân
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân được xác định có thể dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa khớp cổ chân mà bạn nên biết như sau:
– Tuổi tác: đây là một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thoái hóa khớp cổ chân, vì theo thời gian tuổi càng cao thì xương khớp sẽ diễn ra một quá trình thoái hóa khớp tự nhiên. Chính vì đây là quá trình tích tụ lâu dài nên bạn cần phải biết để đề phòng ngay từ bây giờ.
– Vận động mạnh: thường xuyên vận động mạnh có thể dẫn tới tình trạng tổn thương các cơ, gân và làm tổn thương sụn khớp. Lâu dần ngày càng bào mòn các đầu sụn dẫn tới thoái hóa khớp nghiêm trọng.
– Các chấn thương khớp: Đối với một số người do tính chất công việc, môi trường sống hay thói quen thường xuyên khó tránh khỏi các chấn thương ở cổ chân cộng lại do chơi thể thao hoặc bệnh nghề nghiệp khó tránh khỏi như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, quần vợt hay bóng đá, khớp cổ chân của diễn viên múa làm mất đi sự cân bằng của khớp và dây chằng.
– Do bệnh: Một số các bệnh viêm khớp mãn tính hủy hoại sụn dẫn tới việc khớp bị thoái hóa: các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…
Các triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp xương
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân không khó để nhận biết bệnh. Thường thì bạn sẽ gặp phải một số biểu hiện như sau: Các cơn đau nhói có thể xảy ra bất chợt hay khi gắng sức hoặc ấn vùng khớp cũng như va đập. Mức độ các cơn đau dao động từ nhẹ đến nặng, tăng trong quá trình vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Những đau đớn này làm giảm biên độ hoạt động của khớp cổ chân, kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn tới bệnh teo cơ và trong một số trường hợp còn có thể gây biến dạng xương.
Có thể gây ra các phản ứng viêm như sưng nóng đỏ ở khớp cổ chân, hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm. Các dấu hiệu này càng tăng lên theo cấp độ bệnh của bạn. Nên khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nhỏ thì bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu nhỏ trước nhé!
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Bệnh có khả năng chưa khỏi dứt điểm nếu như bạn phát hiện sớm, và người trẻ tuổi thường có khả năng phục hồi cao hơn những người cao tuổi. Một số phương pháp thường được dùng để điều trị bệnh thoái hóa khớp chân. Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp: điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…), phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khoẻ, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…
Tập các bài tập đơn giản: Khi bạn bị đau do thoái hóa khớp chân gây ra thì bạn không nên vì thế mà lười vận động. Ngược lại bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày để bệnh được. Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể “sống chung” với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc “tập không đau”. Các bài tập tùy theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn. Bạn có thể nghe thêm lời tư vấn của những người có chuyên môn cao.
Tuyệt đối không được tự động mua thuốc uống hay tiêm vì các loại thuốc được dùng trong việc điều trị thoái hóa khớp cần phải được hiểu rõ cơ chế hoạt động và nhất là hiện tượng xảy ra các tác dụng phụ. Xoa dầu hay đắp nước lạnh, chườm nước nóng là một trong các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân.
Đối với người lớn tuổi, khi bị thoái hóa khớp cổ chân thuốc có thể dùng là glucosamine, vitamin, thuốc giảm đau, chống viêm, tập các động tác giúp dẻo dai vùng cổ chân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên đến khám, tư vấn và điều trị ở bác sĩ chuyên khoa về khớp. Thường thì bệnh này không nên tự ý điều trị mà bạn nên tới gặp các bác sĩ
Em bị thoái hoá đốt sống cổ em đang bị đau và chèn xuống cánh tay phải làm tê bàn tay xin hỏi phương pháp điều trị
Mình năm nay 32 tuổi đi chụp bác sĩ bảo bị viêm khớp cổ chân phải và có uống thuốc bác sĩ kê đơn nhưng uống mãi không thấy khỏi đi lại vẫn thấy đau ở cổ chân mình mong được tư vấn
Bạn Tý nên qua phòng khám của bịnh viện trung tâm chỉnh hình để khám bịnh ( nằm trên đường Trần Hưng Đạo -tp.HCM).Có thể bạn bị tụ dịch khớp cổ chân đó.
Bạn Tý nên xin siêu âm ở bịnh viện Trung tâm chỉnh hình tp.hcm thì ra bịnh ngay .Chúc bạn tìm ra bịnh và có thuốc đúng để mau khỏi .