Triệu chứng gãy xương và cách sơ cứu

Triệu chứng gãy xương và cách sơ cứu gãy xương bạn cần biết để xử lý kịp thời, tránh các biến chứng gãy xương không đáng có xảy ra. Những thông tin sau giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu bệnh nhân bị gãy xương và những thao tác sơ cứu cơ bản trước khi đến bệnh viện.

Sự cần thiết của bước sơ cứu khi gãy xương

Thao tác sơ cứu cho bệnh nhân bị gãy xương trước khi có sự can thiệp của bác sĩ đóng vai trò quan trọng. Có thể giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm như: sốc do mất máu, liệt tứ chi, hoại tử chi do xương gãy chèn ép tủy,…

Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương nặng thêm, gây ra các di chứng về mặt thẩm mỹ,… Vì vậy, khi sơ cứu gãy xương cần đáp ứng 2 nguyên tắc, đó là: Kịp thời và đúng cách.  Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp bảo toàn tính mạng cũng như tránh được những thương tật vĩnh viễn. Để làm được điều này, cần nhận biết sớm dấu hiệu bị gãy xương.

 trieu-chung-gay-xuong-va-cach-so-cuu1

Triệu chứng gãy xương

Triệu chứng gãy xương bạn cần biết

Tùy từng vị trí chấn thương mà bạn có thể quan sát và nhận biết được tổn thương này. Một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương là:

– Cảm giác đau đớn, nhất là khi ấn vào ổ xương bị gãy thì rất đau nhói.

– Nhìn thấy vết thương ở da: vùng da trên ổ gãy bị bầm tím nếu bệnh nhân đến muộn 24 – 48 giờ thường do tai nạn.

– Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên ở dưới da (đối với gãy xương kín). Gãy xương hở dễ nhận thấy hơn khi tại vị trí gãy da bị rách và xương có thể thông ra bên ngoài.

– Cử động tại vùng gãy bị giới hạn hoặc có thể bị bất động.

– Nghe thấy tiếng lạo xạo tại vị trí xương gãy, chi gãy bị sưng nề, tràn dịch khớp,…

>>Xem thêm: Bị gãy xương đòn điều trị bao lâu lành?

Cách sơ cứu gãy xương đơn giản

Nguyên tắc cơ bản để xử trí gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Tùy từng trường hợp cụ thể là gãy xương kín hay gãy xương hở và loại xương gãy mà có những điểm khác biệt. Cụ thể là:

– Gãy xương cẳng tay: Đỡ khuỷu tay nạn chân đồng thời tay kia nắm lấy bàn tay của nạn nhân kéo nhẹ theo trục của chi; nẹp ở mặt trước cẳng tay từ khuỷu đến khớp ngón bàn và đặt một nẹp đối xứng với nó ở mặt sau cẳng tay; độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè; cố định nẹp bằng băng cuộn cố định; để cẳng tay nhân nạn nhân gấp 90° so với cánh tay.

– Gãy xương đùi: Để nạn nhân nằm; đỡ gót chân nạn nhân và kéo theo tư thế thẳng trục, tay kia nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy ngược về đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân; đặt hai nẹp phía mặt trong và mặt ngoài của đùi; độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của xương cả phía trong và phía ngoài; dùng băng cuộn hoặc dây vài để cố định hai nẹp với nhau; băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân; dùng 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.

trieu-chung-gay-xuong-va-cach-so-cuu

Sơ cứu khi gãy xương đùi

– Gãy đốt sống cổ: Bất động bệnh nhân, đồng thời đỡ đầu và cổ nạn nhân; đưa bệnh nhân ra khỏi các vật cản; nới rộng cổ áo đồng thời lót một vòng đệm ở cổ đảm bảo chắc chắn và không gây cản trở đường thở.

 Gãy khung chậu: Nạn nhân cần nằm bất động; đặt nạn nhân ở tư thế: nằm ngửa chân duỗi thẳng; dùng gối, chăn, màn mỏng kê ở dưới gối; buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu; băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân, bên cạnh đó cần băng 1 băng rộng bản ở đầu gối.

 Gãy xương sống (gãy cột sống): Để nạn nhân nằm bất động; gấp vải, chăn để dọc sát 2 bên thân; đỡ vai và khung chậu của nạn nhân đặt đệm mềm vào giữa 2 chân; buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi.

– Gãy xương vùng cột sống lưng – thắt lưng: Để nạn nhân lên một tấm ván cứng có chiều dài bằng cơ thể;  khi nâng nạn nhân lên cáng, cố gắng đừng để cột sống bị xoắn và gấp góc; dùng vải buộc 2 chân bệnh nhân với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng.

*Bên cạnh đó cần lưu ý:

+ Trường hợp gãy xương kín: Bất động xương gãy (chi) theo tư thế cơ năng (đối với chi dưới duỗi gối ở tư thế 170° – 180°, đối với chi trên gấp khuỷu 90°). Thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, phải có người phụ kéo nắn chi liên tục cho tới khi cố định xong.

+ Trường hợp gãy xương hở: Phải bất động ở tư thế gãy, không kéo nắn và kết hợp xử trí vết thương phần mềm. Nếu có tổn thương mạch máu phải cầm máu trước khi bất động. Sau khi cố định xong: đối với chi trên dùng băng tam giác treo đỡ tay lên cổ, còn chi dưới thì buộc hai chi vào nhau.

Bình luận

  1. david ngon says: Trả lời

    so cuu gay xuong dui vay dung chua ban (trong hình)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo